
Hẻm Sài Gòn kể chuyện ‘đặc sản’: ‘Siêu xuyệt’ khiến dân buồn không tên
08/08/2017 13:32 GMT+7
Nếu ai đó muốn tìm kiếm một 'nỗi buồn khó gọi tên' thì hãy đến hẻm 1806 đường Huỳnh Tấn Phát (TP.HCM) vì những nỗi phiền toái về số nhà của các hộ dân nơi này khó gọi tên theo đúng nghĩa đen của cụm từ này.
Tự động phát
Người dân trong hẻm 1806 đường Huỳnh Tấn Phát, khu phố 6, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM phải đối mặt với rất nhiều phiền toái vì số nhà… siêu dài khiến họ không thể nhớ nổi số nhà của mình, không gọi được xe taxi, xe cấp cứu, dịch vụ giao hàng và luôn phải chạy ra đầu hẻm đón khi có người quen đến chơi.
VIDEO: Số nhà siêu dài và nỗi phiền toái khó gọi tên - Thực hiện: Lê Nam - Vũ Phượng
|

Ngay trung tâm quận 1 có một con hẻm chỉ bán các đồ 'ăn chơi' mà khiến nhiều người Sài Gòn mê mẩn vì... no thiệt! Buổi chiều, nhiều người còn phải xếp hàng vì quá đông.
Tháo luôn bảng số nhà
Số nhà quá dài, treo lên cũng không nhớ được, ai tìm đến cũng không tìm được nên ông Đào Xuân Thắng (62 tuổi, số nhà 1806/127/2/6/615/48A) đã tháo luôn bảng số nhà, cất vào một góc.
![]() Ông Thắng tháo luôn bảng số nhà mình đem cất đi vì cho rằng số nhà dài như thế này ông không nhớ được, người quen cũng không tìm đến được nên không biết treo để làm gì
|
Ông Thắng chia sẻ: “Tôi chỉ nhớ số nhà tôi là 1806/127, số cuối là xuyệt 48 còn ở giữa dài dằng dặc vậy nên không nhớ nổi. Mấy lần gọi taxi đều phải lấy bảng số nhà coi lại số để đọc, mà đọc xong không biết họ có nhớ nổi không mà cả tiếng cũng không thấy tăm hơi taxi đâu. Lần nào có tài xế gọi điện thoại thì tôi phải chạy xe máy ra đầu hẻm rước tài xế vào để cất xe máy rồi mới lên xe taxi được, còn đặt grab thì thôi rồi, chắc không bao giờ được ngồi lên xe…”.

tin liên quan
Sống ở hẻm ‘siêu xuyệt’ Sài Gòn: Cấp lại số nhà, dân vẫn lãnh đủ phiền toáiTừng khiến người dân trong hẻm 'ám ảnh' vì số nhà dài dằng dặc, hơn 1 năm trở lại đây, hẻm 36 đường Bùi Tư Toàn đã được cấp số mới. Thế nhưng người dân vẫn còn phải đối mặt với nhiều phiền toái khác.
![]() Ông Trần Hòa vẫn còn may mắn một chút vì số nhà ít xuyệt hơn hàng xóm
|
Gia đình ông Thắng mới dọn về khu này ở được 2 năm, khi xây nhà xong xuôi xin cấp số nhà, ông mới tá hỏa vì số nhà dài dằng dặc khiến ngay cả bản thân ông cũng không thể nhớ nổi.
|
“Làm khó” nhau trên giấy tờ
Ông Trần Hòa (70 tuổi, số nhà 1806/127/2/6/15/39) thì cho rằng mình may mắn hơn nhiều hộ trong hẻm một chút vì số nhà vẫn còn ít hơn một xuyệt. Thế nhưng gia đình ông Hòa cũng gặp phải không ít khó khăn mỗi lần làm gì đụng tới ghi chép, sổ sách.
“Ô địa chỉ trong các giấy tờ thường tí xíu nên mỗi lần viết địa chỉ vào các giấy tờ là tôi phải ráng ghi nhỏ thiệt nhỏ, mà ráng cỡ nào cũng không thể vừa vặn được. Cũng phải thôi, số nhà ở đây chắc là dài nhất thế giới rồi. Trong ví tôi luôn có một tờ giấy ghi số nhà của mình, ai hỏi tới đột xuất thì phải lấy ra xem mới nhớ được chứ không cũng bó tay”, ông Hòa cho hay.
Còn bà Trần Kim Loan (62 tuổi) thì cho biết hầu như ngày nào cũng có người ngơ ngác đi vào hẻm để tìm địa chỉ là người quen hoặc giao hàng. Người trong hẻm cũng không biết chỉ đường như thế nào vì hẻm có quá nhiều nhánh nhỏ, rẽ trái, rẽ phải liên tục.
![]() Số nhà chi chít số và xuyệt, nhìn vô thấy choáng váng khi chưa kịp đọc hết
|
Chị Thanh Thủy (47 tuổi, số nhà 1806/127/2/6/15/48/2D) thì tâm sự: “Bảng số nhà treo cho vui thôi chứ làm sao mà nhớ nổi, số điện thoại 10, 11 số còn nhớ không xong mà bảng số nhà thì số lít nhít thế kia mà phải nhớ thì làm khó nhau quá. Tôi phải chụp hình số nhà vô điện thoại, khi nào cần đến thì mở ra coi”.
![]() Những người thợ sửa internet dù nắm được địa bàn nhưng cũng "đau đầu" mỗi khi phải tìm địa chỉ nhà khách hàng
|
Trao đổi cùng Thanh Niên, Ông Nguyễn Văn Tư, Chủ tịch UBND thị trấn Nhà Bè cho biết số nhà trong hẻm 1806 được cấp đúng quy định theo văn bản của UBND TP.HCM. Nghĩa là cứ vô một nhánh lại có thêm một xuyệt. Tuy nhiên hẻm này có quá nhiều ngách, vô ngách này lại có thêm vài ngách nữa nên mới xuất hiện tình trạng số nhà siêu dài như vậy.

tin liên quan
Hẻm Sài Gòn kể chuyện 'đặc sản': Mê hồn trận bát quái ở thành phố 'ma'
Sài Gòn có những hẻm nhỏ, hẻm 334 đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) được người dân ví như một 'trận đồ bát quái' vì trong hẻm có nhiều đường nhánh to nhỏ, chồng chéo, chằng chịt lên nhau. Nếu không phải là người dân trong hẻm thì thật khó tìm được lối ra trong mê hồn trận.
Bình luận (0)