Chia sẻ qua Facebook, bà O. kể, ngày 9.3 chồng bà đến Sở Tư pháp TP.HCM nộp đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP). Giấy hẹn ghi rõ ngày 30.3 sẽ có kết quả. Chiều 29.3, chồng bà gọi điện lên Sở Tư pháp thì được trả lời ngày 30.3 chưa có kết quả vì còn một số việc cần phải xác minh thêm.
3 tuần sau, chồng bà tiếp tục liên hệ với Sở Tư pháp thì vẫn nhận được trả lời là đang xác minh. Cuối tháng 4.2017, đích thân chồng bà lên Sở Tư pháp làm việc thì lại được trả lời cứ về và chờ.
tin liên quan
Nhiều cán bộ đô thị TP.HCM nghỉ việc vì 'áp lực cao nhưng lương 2 triệu'Nhiều cán bộ phụ trách đô thị tại 24 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM mới đây đã nộp đơn xin nghỉ việc vì tiền lương 2 triệu đồng/tháng, không được hưởng bảo hiểm xã hội, trong khi phải làm việc ngày đêm.
Đến cuối tháng 6.2017, chồng bà O. nhận được tin nhắn từ bộ phận trả hồ sơ của Sở Tư pháp TP.HCM thông báo đã có kết quả.
“Lúc đó, cả hai vợ chồng đều không ở VN nên vợ chồng tôi nhờ cậu em chồng lên Sở Tư pháp để hỏi xem có thể gửi chuyển phát nhanh đến địa chỉ của tôi ở nước ngoài được không. Em chồng lên tới nơi và nhắn tin lại là chưa có kết quả. Vài phút sau, có một cuộc gọi từ Sở Tư pháp đến cho chồng tôi rồi xin lỗi là do trục trặc về kỹ thuật nên thông báo lộn, vẫn phải tiếp tục chờ bởi chưa xác minh xong!”, bà O. bức xúc.
Sau khi nộp đơn khiếu nại, ngày 16.8, vợ chồng bà O. cùng luật sư đến Sở Tư pháp TP.HCM gặp lãnh đạo theo lịch hẹn. Đến lúc này, chồng bà mới nhận được phiếu LLTP. “Cứ cho rằng, đây là trường hợp đặc biệt phát sinh yêu cầu cần phải xác minh thêm thì theo quy định về thời hạn cấp phiếu LLTP của luật LLTP cũng chỉ tối đa 15 ngày là phải có kết quả xử lý. Việc "ngâm" hồ sơ suốt gần 5 tháng trời tại Sở Tư pháp như vậy là vì quên hay vì một lý do nào khác”, bà O. viết.
Trễ hẹn do phải xác minh!
Ngày 28.8, bà Lê Thị Bình Minh, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu cấp phiếu LLTP của chồng bà O., Sở đã có công văn gửi hồ sơ xác minh đến Trung tâm LLTP quốc gia theo quy định. Tuy nhiên, do hồ sơ trên có một số vấn đề cần phải xác minh nên trễ hẹn. Sáng 30.3, Sở Tư pháp đã nhắn tin xin lỗi đến chồng bà.
Ngày 4.5, Trung tâm LLTP quốc gia có văn bản trả lời trường hợp của chồng bà O. chưa đủ để kết luận về tình trạng án tích (có vi phạm về quản lý và bảo vệ đất đai, bị Viện KSND tối cao tại TP.HCM bắt, lập căn cước vào năm 1996, chưa có kết quả xử lý cuối cùng). Ngày 5.5, Sở Tư pháp mời chồng bà O. lên phối hợp cung cấp thông tin liên quan, nhưng chồng bà không cung cấp được.
tin liên quan
Sợ ngày ra đi chưa giải nỗi oan cho chồng: Nhiều lão thành cách mạng bác cáo buộcNhiều lão thành cách mạng hoạt động cùng thời với ông Dương Ngọc Chánh đều khẳng định ông là người của tổ chức cách mạng, chứ không phải “kẻ có tội” như kết luận của chính quyền xã Mỹ Đức (H.Phù Mỹ, Bình Định).
Sau đó, ngày 9.5 và 7.6, Sở Tư pháp 2 lần gửi văn bản đến TAND, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị xác minh. Ngày 15.6, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM có văn bản trả lời: “Trước ngày 1.6.2015, Viện KSND cấp cao không phải là cơ quan Viện KSND tối cao tại TP.HCM và không có thẩm quyền bắt và lập căn cước”. Ngày 27.6, Sở Tư pháp TP.HCM lại có văn bản gửi TAND tối cao, Viện KSND tối cao, đại diện văn phòng Viện KSND tối cao tại TP.HCM và TAND TP.HCM, đề nghị phối hợp xác minh thông tin LLTP của chồng bà O.
Đến ngày 26.7, Sở Tư pháp lại tiếp tục có văn bản gửi Viện KSND TP.HCM đề nghị phối hợp xác minh thông tin. Ngày 15.8, Sở Tư pháp nhận được công văn của Viện KSND TP.HCM xác định: “Hiện không tìm thấy thông tin cũng như hồ sơ lưu trữ vụ việc nêu trên”. “Ngày 15.8, Sở đã cấp phiếu LLTP số 2 cho chồng bà O. với tình trạng án tích là: Không có án tích”, bà Minh khẳng định.
Cũng theo bà Minh, hiện nay tình trạng trễ hẹn hồ sơ cấp LLTP vẫn còn xảy ra nhiều, đặc biệt là đối với những trường hợp cư trú nhiều nơi, có thời gian đi nước ngoài, có vi phạm pháp luật…, nhưng không có thông tin về xét xử thì thời gian xác minh rất lâu. Bà Minh khẳng định Sở Tư pháp TP.HCM tiếp nhận khoảng 77.000 yêu cầu cấp LLTP mỗi năm, trong đó chỉ 3 - 5% hồ sơ bị trễ hẹn.
Để hạn chế việc trễ hẹn quá dài ngày trong cấp phiếu LLTP, bà Minh đề nghị cần phải sửa đổi luật LLTP, xây dựng cơ chế hiệu quả hơn như: Gửi văn bản xác minh qua hình thức thư đảm bảo, có hồi âm, sau 30 ngày nếu không có phúc đáp của cơ quan chức năng, Sở Tư pháp vẫn sẽ cấp phiếu LLTP theo hướng có lợi cho người dân chứ không cần phải chờ cho đến khi có kết quả xác minh.
|
tin liên quan
Ông Đoàn Ngọc Hải xuống đường giữa đêm, 22 ô tô bị phạt 15.400.000 đồngTối 26.8, dù trời mưa, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM) vẫn tiếp tục một mình đi kiểm tra lấn chiếm vỉa hè một số đường địa bàn quận. 22 ô tô vi phạm bị xử phạt 15.400.000 đồng.
Bình luận (0)