Điều đáng chú ý nhất ở thỏa thuận là giải quyết được tranh chấp chủ quyền mà không cần phân định rạch ròi biên giới quốc gia. Một trong những nội dung chủ chốt của thỏa thuận là quy định rõ mọi khía cạnh liên quan đến công việc nghiên cứu, thăm dò hay khai thác nguồn lợi ở vùng biển nằm giữa phạm vi từ 3 đến 12 hải lý tính từ bờ.
Nếu coi phân định rõ ràng biên giới quốc gia là mục tiêu hàng đầu thì thỏa thuận này mới chỉ nửa vời và nhất thời. Còn nếu mục đích được đặt lên hàng đầu là có khuôn khổ pháp lý để hợp tác cùng có lợi thì thỏa thuận là dấu mốc quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước. Thực chất vấn đề ở đây là cách tiếp cận lợi ích thiết thực trước mắt, hay nói theo cách khác là không coi chuyện phân định rạch ròi biên giới quốc gia cấp thiết bằng thỏa thuận giúp hai bên có thể tận lợi được từ vùng tranh chấp mà không bị ảnh hưởng đến yêu cầu về ranh giới quốc gia.
Kiểu giải pháp này không dễ đạt được giữa các đối tác khác ở nơi khác trên thế giới. Hà Lan và Đức đều là thành viên EU. Hai nước đã gắn kết với nhau từ nhiều thập niên trong EU và cả song phương. Họ có lợi ích chung, sự tin cậy lẫn nhau và bị ràng buộc vào nhau. Không có ba yếu tố này thì thỏa thuận như thế rất khó đạt được và nếu có đạt được thì cũng không dễ khả thi.
La Phù
>> Đức cân nhắc ngừng bán vũ khí cho Ai Cập
>> Đức ủng hộ sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do VN - EU
>> Nỗ lực kết thúc đàm phán FTA VN - EU trước tháng 10.2014
>> Nga tố EU 'âm thầm' rút lại lệnh cấm xuất khẩu thiết bị quân sự cho Ukraine
>> Cuộc nổi loạn chống EU
>> Điềm chẳng lành cho EU
>> Hà Lan, Úc được phép đưa quân đến Ukraine
>> Hà Lan: Ukraine 'kết luận quá sớm' khi thông báo MH17 rơi vì nổ tên lửa
Bình luận (0)