Trước đó, ngày 30.12.2018, hiệp định này đã có hiệu lực với nhóm 6 nước là Úc, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore do các nước này hoàn thành thủ tục phê chuẩn trước. Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), các nước trong CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ VN.
tin liên quan
CPTPP: Việt Nam hưởng lợi từ thời điểm nào?Ví dụ, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ của VN được xóa bỏ thuế quan ngay khi xuất khẩu vào Canada. Hay Singapore xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả mặt hàng của VN ngay khi thực hiện.
Nhật Bản lần đầu tiên xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của VN...
Ngược lại, VN sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Đối với các mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, VN có lộ trình trên 10 năm như bia, rượu, thịt gà, sắt thép, ô tô con động cơ dưới 3.000 phân khối. Riêng sản phẩm đường, trứng, muối và ô tô đã qua sử dụng, VN áp dụng hạn ngạch thuế quan... Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, xuất khẩu của VN có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.
Tuy nhiên, VN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng chú ý là việc hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế.
Để thực thi cam kết trong CPTPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn... để tuân thủ những chuẩn mực mới của hiệp định.
Bình luận (0)