Hiệp định TPP mang 'phép màu' mới cho chứng khoán Việt Nam

07/10/2015 08:41 GMT+7

(TNO) Thị trường chứng khoán Việt Nam mấy ngày qua bất ngờ sôi động nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Giới đầu tư đã thực sự hưng phấn dù một số chuyên gia trước đó dự báo ảnh hưởng sẽ không đáng kể.

(TNO) Thị trường chứng khoán Việt Nam mấy ngày qua bất ngờ sôi động nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Giới đầu tư đã thực sự hưng phấn dù một số chuyên gia trước đó dự báo ảnh hưởng sẽ không đáng kể.

Nhà đầu tư đang hướng tầm nhìn vào các cổ phiếu hưởng lợi từ TPP - Ảnh minh họa: Cát TríNhà đầu tư đang hướng tầm nhìn vào các cổ phiếu hưởng lợi từ TPP - Ảnh minh họa: Cát Trí
TPP khiến chứng khoán “dậy sóng” 2 phiên liền
Trong báo cáo phân tích phát đi hôm 5.10, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BSC) đã đưa dự báo: “Tác động trong ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán (TTCK) không quá đáng kể”. Sự tích cực sẽ lan tỏa dần bởi 2 nguyên nhân: Tổng quy mô vốn hóa của nhóm ngành được hưởng lợi không lớn và TPP không có hiệu lực ngay sau ký kết mà vẫn phải chờ sự thông qua tại quốc gia thành viên, BSC nhận định.
Tuy nhiên, dự báo này có lẽ chưa tính đến yếu tố tâm lý và sự kỳ vọng của nhà đầu tư. TTCK sau giai đoạn lình xình từ đầu tháng 8 do Trung Quốc phá giá nhân dân tệ và khiến suốt tháng 9 chỉ số chứng khoán VN-Index ngụp lặn trong khoảng 561-573 điểm, nhà đầu tư đã hết sức chờ đợi TPP sẽ mang lại điểm sáng mới.
Hai ngày đầu tháng 10, VN-Index đóng cửa ở vùng đáy của chu kỳ một tháng rưỡi với 563,5 và 562,3 điểm và khối lượng khớp lệnh trung bình 63,87 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 1.064 tỉ đồng mỗi ngày. Nhưng chỉ sau 2 ngày giao dịch đầu tuần, kết thúc ngày 5 và 6.10, VN-Index đã phá vỡ ngưỡng cản 573 điểm và vọt lên mức 581,3 điểm, tăng 19 điểm (+3,38%). Khối lượng khớp lệnh trung bình của 2 ngày đạt 121,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.086 tỉ đồng được chuyển nhượng mỗi ngày, cao đột biến gấp đôi 2 ngày trước đó.
Việc VN-Index tăng bùng nổ cả về giá trị và khối lượng giao dịch trong ngày 5 và 6.10 cho thấy nhà đầu tư trên TTCK đã thực sự hưng phấn ở ngày cuối của việc đàm phán TPP và ngay sau khi công bố thông qua hiệp định. Hơn 4.173 tỉ đồng đã được nhà đầu tư chi ra mua cổ phiếu cho thấy niềm tin của họ vào các giá trị mang lại của Hiệp định đối với doanh nghiệp niêm yết nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Dệt may, thủy sản, chế biến gỗ hưởng lợi nhiều nhất
Thạc sĩ Lê Vương Hùng - Giám đốc Khối Kinh doanh Môi giới của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá: “Đạt được thỏa thuận TPP giữa 12 quốc gia đang chiếm 40% giá trị GDP thế giới, trong đó có 2 nền kinh tế xếp số 1 và số 3 thế giới, là thành công mang tích lịch sử. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhất từ TPP, mà cụ thể là những ngành trực tiếp hưởng lợi như: dệt may, thủy sản, chế biến gỗ; các ngành như logistic, hạ tầng khu công nghiệp (KCN), xây dựng, phân phối xe hơi… sẽ hưởng lợi gián tiếp”.
Dệt may là một trong những ngành hưởng lợi nhiều nhất từ TPP - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đánh giá cụ thể về các ngành nghề, mã cổ phiếu trên TTCK sẽ hưởng lợi nhờ TPP, trưởng phòng một công ty chứng khoán lớn tại TPHCM - thạc sĩ Trần Trọng Quí cho rằng dệt may Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp có sản phẩm thỏa mãn qui tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" và sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi.
“TCM (CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công) là đáng chú ý, còn TNG (CTCP Đầu tư Thương mại TNG) và GMC (CTCP Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn) cũng sẽ hưởng lợi gián tiếp khi kết nối với doanh nghiệp khác để đảm bảo quy tắc trên”, ông Quí dự báo 3 mã chứng khoán có thể gây bão trên TTCK sắp tới nhờ TPP.
“Trong ngành thủy sản, các cổ phiếu hưởng lợi nhiều có FMC (CTCP Thực phẩm Sao Ta), HVG (CTCP Hùng Vương), VHC (CTCP Vĩnh Hoàn)... Tuy nhiên do HVG bị áp mức thuế chống phá giá cá tra tại thị trường Mỹ nên sẽ không được hưởng lợi nhiều, không cạnh tranh bằng VHC.
Về bất động sản KCN, KBC (Tổng CTCP Đô thị Kinh Bắc), LHG (CTCP Long Hậu), ITA (CTCP Đầu tư công nghiệp Tân Tạo) là những đơn vị còn quỹ đất để hấp thụ làn sóng đầu tư mới từ TPP mang lại.
Ngành ô tô sẽ có triển vọng khá tốt trong trung và dài hạn với các mã TMT (CTCP Ô tô TMT), HTL (CTCP Kỹ thuật & Ô tô Trường Long), HHS (CTCP Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy), SVC (CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn), PTB (CTCP Phú Tài). Tuy nhiên, do các mã này đã tăng trưởng quá nóng nên khả năng trong ngắn hạn đà tăng sẽ chậm lại”, ông Trần Trọng Quí đánh giá.
Ông Lê Vương Hùng dự báo: “Các cổ phiếu nhà đầu tư nên quan tâm nhờ tác động tích cực từ TPP, bao gồm TCM, STK (CTCP Sợi Thế Kỷ), TNG, VHC, FCM, GMD (CTCP Gemadept), VSC (CTCP Container Việt Nam), SVC, KBC, IJC (CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật - Becamex)…”.
Ngay sau khi công bố nội dung Hiệp định TPP chiều 5.10, sáng 6.10 chỉ số VN-Index đã có phiên tăng điểm cao kỷ lục trong một tháng qua, đóng cửa ở mức 581,3 điểm, tăng 11,29 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 8.9. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng đạt mức tăng kỷ lục trong 6 tuần, đóng cửa tại 80,47 điểm, tăng 1,65 điểm (2,09%), mức cao nhất kể từ ngày 26.8.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.