Hiệu quả của xã hội hóa trong hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

22/12/2015 08:00 GMT+7

Ngân sách hạn hẹp chưa đủ tiềm lực kinh tế cung cấp và phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao. Đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa giúp các bệnh viện công có thêm trang thiết bị hiện đai, nâng cao chất lượng điều trị chẩn đoán.

Ngân sách hạn hẹp chưa đủ tiềm lực kinh tế cung cấp và phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao. Đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa giúp các bệnh viện công có thêm trang thiết bị hiện đai, nâng cao chất lượng điều trị chẩn đoán.

Cùng với đó, để tránh ‘‘lợi ích nhóm’’ trong bệnh viện công, triển khai xã hội hóa cần có chế tài chính phù hợp để đảm bảo minh bạch; đặc biệt các giải pháp kiểm soát phải được áp dụng hiệu quả không để lạm dụng các dịch vụ xã hội hóa. Liên quan đến các vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết : Xã hội hóa giúp bệnh viện có thêm máy móc thuộc thế hệ tiên tiến nhất để phục vụ công tác khám chữa bệnh: Gamma Knife, Gia tốc tuyến tính, PET/CT mô phỏng xạ trị điều biến liều, Siêu âm trong lòng mạch…Giúp bệnh viện phát triển, mở rộng các dịch vụ kỹ thuật tiên tiến.

Với người bệnh, Xã hội hóa đã giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao ngay trong các bệnh viện công lập. Góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nặng mắc bệnh hiểm nghèo. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.
Xã hội hóa góp phần thúc đẩy đơn vị tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thực hiện kỹ thuật cao, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thúc đẩy nghiên cứu khoa học phát triển; Tăng quyền tự chủ về tài chính cho đơn vị; Tăng nguồn thu cho bệnh viện để tái đầu tư cho người bệnh và đảm bảo đời sống cho CBCNV.
Những việc cần làm để đảm bảo tính minh bạch khi thực hiện XHH
Các tài sản liên doanh liên kết đều căn cứ vào nhu cầu điều trị và phù hợp với chuyên môn của đơn vị; Tài sản liên doanh liên kết đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên và người bệnh. Các máy móc trang thiết bị được lựa chọn liên doanh liên kết đều hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của bệnh viện.
Bệnh viện chịu trách nhiệm quản lý giá dịch vụ; Bệnh viện quản lý chất lượng: nhân lực, máy móc thiết bị, an toàn lao động và môi trường; Các đối tác được lựa chọn tham gia liên doanh liên kết phải có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực về tài chính. Toàn bộ thu từ máy xã họi hóa đều được thống nhất quản lý qua Phòng tài chính kế toán bệnh viện.

Các chi phí tính cho máy liên doanh, liên kết bao gồm các chi phí trực tiếp: vật tư tiêu hao, thuốc, văn phòng phẩm… cần lưu ý về các chi phí bệnh viện khó kiểm soát do nhà đầu tư tự chi như sửa chữa lớn, bảo dưỡng, bảo trì…Đối với máy đặt bệnh viện mua hóa chất theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Sau khi phân phối chênh lệch thu- chi, các bên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Cần kiểm soát chỉ định sử dụng dịch vụ xã hội hoa thông qua việc thành lập phòng quản lý chất lượng chuyên môn trong điều trị và khám chữa bệnh. Tất cả các kỹ thuật cao đều được thông qua Hội đồng khoa học gồm các giáo sư đầu ngành, thầy thuốc giỏi xét duyệt, phê chuẩn.
Cần xây dựng các phác đồ chẩn đoán và điều trị chuẩn giúp tiết kiệm chi phí, chống lạm dụng rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh. Xây dựng quy trình ISO trong toàn bệnh viện. Tổng nguồn vốn đầu tư bằng hoạt động xã hội hóa các năm qua đã đạt hàng trăm tỷ đồng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.