Đây là một trong số không nhiều dự án luật đã được Quốc hội thống nhất sửa đổi theo quy trình 3 kỳ họp thay vì 2 như những dự án luật thông thường.
Đó là điều dễ hiểu vì những nội dung mới được đề xuất trong lần sửa đổi này, từ việc mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng (PCTN) ra khu vực tư nhân, mở rộng đối tượng kê khai tài sản cho tới thu thuế đối với tài sản kê khai không trung thực… đều nhận được nhiều ý kiến tranh luận từ các đại biểu Quốc hội và cả dư luận.
tin liên quan
Phòng, chống tham nhũng 'quét' cả khu vực tư nhân?Báo cáo 10 năm thi hành luật PCTN của Chính phủ công bố năm 2016 cho thấy, trong hơn 5,5 triệu lượt cán bộ, công chức đã kê khai tài sản thì chỉ xác minh được 4.859 trường hợp và phát hiện được 17 trường hợp kê khai tài sản không trung thực.
Ai cũng hiểu, con số này chưa phản ảnh đầy đủ hiện thực. Ngay Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trong một phiên họp về dự luật này cũng thừa nhận: “Thực tế có chuyện cán bộ không nghèo nhưng khi kê khai thì lại rất nghèo”.
tin liên quan
Cơ quan thẩm tra cũng băn khoăn về thu thuế 45% với tài sản bất minhHay như việc mở rộng phạm vi PCTN ra khu vực ngoài nhà nước liệu có đảm bảo tính khả thi khi ngay trong khu vực công vẫn chưa đạt kết quả như kỳ vọng? Trong khi đó, chủ trương kiểm soát khu vực tư chỉ với mục tiêu ngăn chặn quan chức lập doanh nghiệp “sân sau” để tham nhũng, có thể tạo kẽ hở cho sự nhũng nhiễu, đi ngược lại chủ trương kiến tạo của Chính phủ.
Nhiều người đã cho rằng, dù có nhiều biện pháp đưa ra nhưng hiệu quả thực thi luật PCTN lại không cao. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng chỉ cần thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc những quy định tại luật hiện hành thì kết quả công tác phòng, chống tham nhũng cũng có thể cao hơn rất nhiều chứ không cần phải sửa luật.
Việc bổ sung, sửa đổi các quy định là cần thiết để đảm bảo các văn bản pháp luật theo kịp thực tiễn. Tuy nhiên, thước đo hiệu quả của các văn bản pháp luật nằm ở khâu thực thi chứ không chỉ trong những câu chữ của văn bản luật.
Bình luận (0)