Hiểu về định lượng da trong phẫu thuật treo mày

27/01/2021 09:00 GMT+7

Sụp mí là một bệnh lý về lão hóa vùng mắt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người trung niên.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị do định lượng sai về lượng da cần loại bỏ, dẫn đến tình trạng mắt xếch, trợn ngược hoặc tái sụp mí sau treo, vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến chức năng của mắt.
Da mắt chùng nhão, bọng mỡ phì đại khiến vùng da dưới cung mày bị sa trễ, tác động xấu lên các cơ nâng mí mắt.
Có 4 mức độ sa trễ cung mày gây sụp mí:
• Độ 1: Mức độ sa trễ cung mày làm mất sự tròn đều của nếp mí.
• Độ 2: Mức độ sa trễ cung mày chạm tới bờ lông mi.
• Độ 3: Mức độ sa trễ cung mày chạm vượt qua bờ lông mi.
• Độ 4: Mức độ sa trễ cung mày chạm đến tròng đen của mắt.
Dựa vào mức độ sa trễ của cung mày, bác sĩ sẽ xác định lượng da cần loại bỏ. Việc định lượng chính xác lượng da sẽ quyết định đến kết quả ca phẫu thuật treo mày có thành công hay không.
Theo ThS-BS Võ Ngọc Minh Việt, GĐ chuyên môn viện treo mày tuổi trung niên của Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Sky Diamond, có 3 tình trạng xử lý da phỗ biến nhất thường gặp trong phẫu thuật treo mày: vừa đủ, lấy quá ít, lấy quá nhiều da. Nếu người thực hiện ca phẫu thuật không phải là bác sĩ, không có kinh nghiệm định lượng sẽ rất dễ gặp các sai phạm gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Lấy quá nhiều da gây mắt trợn, xếch

Trong thời gian qua, Sky Diamond đã tiếp nhận điều trị cho nhiều ca treo mày hỏng, mắt bị trợn, xếch căng tức, khó nhắm mở mắt sau phẫu thuật treo mày. Nguyên nhân chính là việc lấy lượng da quá nhiều, gây hụt da ở vùng giữa mí mắt và cung mày. Điều này không chỉ khiến vùng phẫu thuật bị căng tức, gây đau đớn, lâu lành thương mà còn khiến đôi mắt của người bệnh sau phẫu thuật bị trợn ngược, mất thẩm mỹ.
Trong trường hợp này, khách hàng phải chờ đợi từ 6-18 tháng để độ đàn hồi của da được khôi phục và vùng phẫu thuật lành hẳn mới có thể thực hiện treo mày lại. Ở lần treo mày thứ 2, bác sĩ sẽ chỉ định lấy lượng da tương đối, hài hòa giữa phần đầu mày và đuôi mày để tái tạo sự tròn đều của nếp mí sau treo mày.

Lấy quá ít da không xử lý được lão hóa

Ngược lại tình trạng mắt bị xếch, trợn, không ít trường hợp phẫu thuật lại lấy lượng da quá ít chỉ từ 2-5mm da. Khiến sau treo mày, tình trạng sụp mí, da chùng, vết chân chim chẳng được cải thiện là bao.
“Nếu lượng da dư chùng nhão lấy quá ít, thì ca phẫu thuật treo mày đó có làm cũng như không. Việc phẫu thuật chỉ cải thiện được một phần nhỏ mức độ sụp mí chứ không điều trị được dứt điểm tình trạng sụp mí do lão hóa. Kết quả phẫu thuật cũng chỉ giữ được 3-6 tháng, sau đó sẽ quay trở lại như cũ.”, bác sĩ Minh Việt cho biết thêm.
 
 
Cô Thanh Mai (65 tuổi) sau 2 tháng treo mày bị sụp mí lại phải tiến hành treo mới

Lấy vừa đủ lượng da giúp ca phẫu thuật thành công

Khác với các phương pháp thẩm mỹ vùng mắt khác, vùng da chùng cần xử lý của treo mày được phát thảo như hình chiếc túi da dê. Thon nhỏ phần đầu mày và mở rộng, bo tròn ở đuôi mày theo độ cong tự nhiên của nếp mí và khung xương.
Bác sĩ sẽ tiến hành tạo đường tiểu phẫu nương theo đường chân mày đã được phun xăm định hình từ trước. Ngoài cắt bỏ phần da dư, bác sĩ sẽ kết hợp nội soi laser cắt đốt túi mỡ thừa phì đại do lão hóa. Sau đó sử dụng chỉ thẩm mỹ đóng kín vết mổ khéo léo dưới đường chân mày.
Để đánh giá chính xác lượng da dư cần loại bỏ, bác sĩ thường dùng tay để nhấc phần da chùng cố định vào xương ở đuôi mày. Sử dụng kinh nghiệm và cảm nhận để đánh giá mức độ dày mỏng, độ đàn hồi của da, căn cứ vào đó để xác định lượng da cần loại bỏ phù hợp. Chính vì vậy, khi lựa chọn bác sĩ treo mày, các cô chú trung niên nên chọn các bác sĩ giỏi, trên 10 năm kinh nghiệm. Tuyệt đối không thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở chui, không có giấy phép hành nghề. Tránh rơi vào cảnh phải treo mày nhiều lần, sửa đi sửa lại, tiền mất tật mang.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.