Hiểu về khoản ‘thiếu hụt bảo vệ’ và xây dựng kế hoạch tài chính dự phòng

04/01/2023 08:00 GMT+7

Hiểu rõ về ‘thiếu hụt bảo vệ’ sẽ giúp bạn xác định được những mục tiêu tài chính cần phải đạt được, từ đó xây dựng sự bảo vệ vững chắc trước những tình huống không may xảy ra trong tương lai.

Khoản “thiếu hụt bảo vệ” là gì?

Khoản ‘thiếu hụt bảo vệ’ là khoản thiếu hụt khi nguồn lực tài chính hiện hữu của khách hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu bảo vệ trong trường hợp sự kiện không may xảy ra. Chẳng hạn, nếu bạn không may bị bệnh nặng, đó là sự thiếu hụt khi nguồn tài chính mà gia đình bạn có không đủ để chi trả cho các chi phí y tế của bạn.

Các nguồn tài chính cần thiết được đề cập ở đây có thể hiểu là nguồn tài chính để chi trả cho các nhu cầu như chi phí sinh hoạt, chi phí học tập cho con, chi phí y tế và sức khỏe của bản thân và gia đình, các khoản vay mua nhà,… Nguồn tài chính sẵn có bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, các gói bảo hiểm mà bạn đang tham gia.

Nếu khoản ‘thiếu hụt bảo vệ’ của bạn lớn, điều đó có nghĩa là bạn đang cần thêm các gói bảo hiểm cần thiết. Điều này khiến bạn và gia đình của bạn dễ bị ảnh hưởng về tài chính khi xảy ra những sự kiện không may như tử vong, tàn tật hoặc bệnh hiểm nghèo, hay khi bạn nghỉ hưu, bị mất việc.

Anh Nguyễn Văn Lâm (TP.HCM), chủ một cửa hàng bán thực phẩm chỉ thực sự hiểu về khoản “thiếu hụt bảo vệ” khi anh bị tai nạn xe máy vào 2 năm trước.

Vào thời điểm đó, anh không tham gia bất cứ gói bảo hiểm nào dù anh ấy có thể dễ dàng mua được nó với mức thu nhập của mình. “Nếu có bảo hiểm, tôi có thể tập trung vào việc điều trị mà không cần lo lắng về việc chi trả cho hóa đơn nằm viện. Hoặc nếu tôi không may qua đời, ít nhất gia đình tôi sẽ có một khoản bồi thường để duy trì cuộc sống hàng ngày”, anh Lâm chia sẻ.

Giờ đây, anh Lâm nhận thức rõ hơn về nhu cầu bảo hiểm của mình và đã thực hiện các bước để thu hẹp khoản ‘thiếu hụt bảo vệ’, không chỉ cho anh mà còn cho cả vợ và cha mẹ anh ấy. Anh Lâm và gia đình hiện đang tham gia gói bảo hiểm nhân thọ của Manulife cùng với các gói bảo hiểm bổ trợ cần thiết về bệnh lý nghiêm trọng và trợ cấp y tế.

Chị Trần Thị Yến may mắn hơn vì ý thức được khoản ‘thiếu hụt bảo vệ’ từ sớm. Chị Yến tâm sự: ‘Là phụ nữ tự lập, tôi luôn tính toán trong đầu rằng, nếu một ngày có điều gì không may xảy ra, tôi cũng không muốn trở thành gánh nặng cho chồng con. Tôi mua gói bảo hiểm nhân thọ từ khi lấy chồng. Vừa rồi dịch Covid-19 khiến công việc kinh doanh của chồng tôi gặp khó khăn. Đúng thời điểm đáo hạn hợp đồng 15 năm, tôi có một khoản tiền tiết kiệm từ gói bảo hiểm để hỗ trợ chồng vượt qua giai đoạn khó khăn. Hiện tại, gia đình tôi tham gia gói bảo hiểm mới để bảo vệ cho cả gia đình và tích lũy tài chính cho con trai’.

Làm thế nào để xác định khoản “thiếu hụt bảo vệ” của bạn?

Bước 1: Tính toán nguồn tài chính cần thiết

Theo các tổ chức bảo hiểm, để đảm bảo gia đình của bạn được hỗ trợ trong trường hợp bạn qua đời bất ngờ, bạn nên có sẵn các nguồn tài chính dự trữ ít nhất cao gấp 9-10 lần thu nhập hàng năm của bạn. Trong trường hợp nếu bạn bị bệnh hiểm nghèo, bạn nên có nguồn lực tài chính dự trữ ít nhất gấp 3-5 lần thu nhập hàng năm của mình. Điều này nhằm đảm bảo rằng gia đình bạn có đủ tài chính để duy trì cuộc sống trong khi họ tìm ra cách thích ứng với những thay đổi lớn trong cuộc sống.

Bước 2: Kiểm tra nguồn tài chính hiện hữu của bạn

Khi biết khoản tài chính cần có, đây chính là lúc để tính toán các tài sản bạn đang tích lũy, bao gồm tiền mặt, các gói tiết kiệm và đầu tư, và mệnh giá bảo hiểm từ các hợp đồng bảo hiểm (tức số tiền công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn trong trường hợp các sự kiện bảo hiểm xảy ra). Cộng các khoản này lại, bạn sẽ có tổng số tiền mà bạn đang có sẵn.

Bước 3: Tính toán khoản ‘thiếu hụt bảo vệ’

Sau khi bạn có hai số liệu từ Bước 1 và 2, chỉ cần thực hiện một phép trừ đơn giản, theo công thức bên dưới để tìm khoản ‘thiếu hụt bảo vệ’ của bạn:

Khoản thiếu hụt bảo vệ = Nguồn tài chính cần có - Nguồn tài chính hiện hữu

Nếu con số tính ra là dương, nghĩa là bạn đang có một khoản ‘thiếu hụt bảo vệ’ và có thể xác định chính xác mức độ bảo vệ mà bạn cần.

Vậy phải làm thế nào để lấp đầy khoản "thiếu hụt bảo vệ"?

Giả sử dựa trên kết quả phép tính, bạn nhận ra bản thân đang có khoản “thiếu hụt bảo vệ” là 2 tỉ đồng. Điều này sẽ giúp bạn biết được nên mua gói bảo hiểm nhân thọ bao nhiêu để lấp đầy khoản thiếu hụt này. Trong trường hợp trên, bạn sẽ cần mua gói bảo hiểm có số tiền bảo hiểm ít nhất là 2 tỉ đồng.

Bước cuối cùng chỉ đơn giản là tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với bạn, bên cạnh đó đừng bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như ngân sách hiện có và số người phụ thuộc cần được bảo vệ trong gia đình.

Bạn có thể liên hệ đội ngũ tư vấn viên tài chính của Manulife để nhận được tư vấn rõ ràng và sự hỗ trợ chuyên nghiệp nhất.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.