Hình tượng rồng theo dòng lịch sử

13/01/2012 00:14 GMT+7

Sáng 12.1, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) đã khai mạc triển lãm chuyên đề Rồng trên cổ vật.

Sáng 12.1, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) đã khai mạc triển lãm chuyên đề Rồng trên cổ vật.

Trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, hình tượng rồng mang ý nghĩa thiêng liêng, biểu trưng cho quyền uy, sự tốt lành. Hình ảnh con rồng xuất hiện trong kiến trúc, hội họa, điêu khắc, đời sống. Ngay khi nhà nước sơ khai hình thành, hình tượng rồng đã được định hình.

 
Ấm hình rồng, mây, cổ vật triều Nguyễn - Ảnh do Bảo tàng Lịch sử VN cung cấp 

Triển lãm trưng bày hàng trăm cổ vật, có niên đại từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn đến đầu thế kỷ 20. Các hiện vật có chất liệu khác nhau từ đất nung, đá cho đến đồng, bạc, vàng, đá ngọc, in dấu đậm nét những thay đổi của hình tượng rồng qua từng thời kỳ. Các cổ vật thời kỳ văn hóa Đông Sơn và thế kỷ 1 - 10 gồm giáo, rìu, gương, bích (bùa đeo) bằng đồng, vòng tay, vật trang trí bằng đá ngọc… Nhóm hiện vật thời Lý - Trần (thế kỷ 10 - 14) có bàn đạp yên ngựa, đầu võng bằng đồng, đầu rồng, gạch xây tháp bằng đất nung… Ấm đồng, bàn đạp yên ngựa, trống đồng, bát, đĩa, chân đèn, lư hương, đỉnh… thuộc thời Lê - Mạc, Lê trung hưng (thế kỷ 15 - 18). Những cổ vật thời Nguyễn (thế kỷ 18 - 1945) gồm tượng rồng, ấn vàng, kim sách, ấm, hộp, lư hương, sắc phong… Ngoài ra triển lãm còn trưng bày các cổ vật thuộc văn hóa Cham Pa (thế kỷ 17 - 18).

Minh Ngọc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.