'Hô biến' chất thải từ cá thành nhựa thân thiện với môi trường

24/11/2019 08:33 GMT+7

Lucy Hughes, một sinh viên vừa tốt nghiệp tại Anh, đã nhận giải thưởng thiết kế quốc tế cho sản phẩm nhựa làm từ chất thải cá . Cô hi vọng một ngày nào đó có thể thay thế nhựa dùng một lần.

“Nhựa” làm từ ruột cá có thể phân hủy sinh học hoặc thậm chí là ăn được?! Sinh viên Lucy Hughes, nhà thiết kế ra sản phẩm độc đáo này, đã thắng giải thiết kế quốc tế James Dyson với phát minh “MarinaTex”. Cô hi vọng một ngày nào đó thiết kế này sẽ thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi đựng bánh ngọt, sandwich hay hộp đựng khăn giấy.

Có đến 50 triệu tấn chất thải cá bị thải ra hằng năm trên toàn cầu

Ảnh chụp màn hình

Cô chia sẻ câu chuyện đằng sau ý tưởng khác lạ này. “Mọi chuyện bắt đầu với việc tìm nguồn protein từ chất thải của cá. Đó là khi dự án của tôi bắt đầu, là bắt đầu tại một nhà máy chế biến cá và tôi bắt đầu thử tìm cách nào đó có thể sử dụng các dòng chất thải này và giúp chúng trở nên có ích hơn. Sau đó, bước tiếp theo là tìm một chất kết dính hữu cơ, dẫn tôi đến việc sử dụng thêm tảo biển và tảo thông thường. Sản phẩm cuối cùng chính là MarinaTex.”

Lucy hi vọng 'MarinaTex' sẽ thay thế nhựa dùng 1 lần có trong hộp khăn giấy, túi đựng bánh

Ảnh chụp màn hình

Mỗi năm, trên toàn cầu có khoảng 50 triệu tấn chất thải cá được sản xuất. “Về cơ bản, khi tôi sờ vào da và vảy cá trên tay mình, tôi cũng đã nhận thấy được những tiềm năng ẩn bên trong chúng. Chúng vừa linh hoạt, dẻo và rất cứng cáp. Nên nó khiến tôi nhận ra rằng thiên nhiên có thể làm được nhiều thứ chỉ từ những vật bé nhỏ. Tại sao chúng ta lại cần đến hàng tấn chất dẻo do con người tạo ra trong khi thiên nhiên đã có nguồn cung phong phú?”, Lucy chia sẻ thêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.