Cụ thể, quy định về chủ thể tham gia quan hệ dân sự (bao gồm cả hợp đồng vay vốn) chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại bộ luật Dân sự 2015 (đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2017).
Thông tư 39/2016/TT-NHNN hướng dẫn cụ thể, chi tiết lại bộ luật này. Việc TCTD tiếp tục ký hợp đồng cho vay với hộ kinh doanh và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân sẽ tiềm ẩn rủi ro cho TCTD cho vay, vì có thể bị tuyên vô hiệu hợp đồng do bên vay không đủ tư cách chủ thể.
Liên quan đến số phận hơn 5 triệu hộ kinh doanh không được vay vốn với tư cách là hộ trên giấy tờ mà chỉ được vay vốn với tư cách cá nhân (chủ hộ), theo ông Sơn, đó là quy định tại bộ luật Dân sự 2015, nêu rõ từ 1.1.2017, hộ kinh doanh không còn là chủ thể ký kết tất cả các loại hợp đồng (không chỉ riêng đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng). Thông tư 39 cũng quy định việc vay vốn ngân hàng sẽ phải thực hiện theo tư cách cá nhân.
Trách nhiệm hoàn trả vốn vay là của cá nhân, không ràng buộc trách nhiệm của hộ kinh doanh. Lãi suất cho vay do TCTD quyết định tùy thuộc vào mục đích vay vốn (kinh doanh hay tiêu dùng), thời hạn vay, mức độ rủi ro, tính khả thi của phương án vay vốn, chi phí đầu vào của từng TCTD; thông thường không phụ thuộc vào tư cách vay vốn là hộ kinh doanh hay cá nhân.
Đối với các hợp đồng tín dụng mà hộ kinh doanh đã vay, đại diện NHNN cho biết, điều 34 Thông tư 39 đã có quy định chuyển tiếp cho phép tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông tư có hiệu lực.
Bình luận (0)