Theo ước tính tại một số quốc gia, tỷ lệ mắc 2 - 3 ca/100.000 dân. Đây là bệnh ác tính hệ tạo máu, khá hiếm gặp, chiếm khoảng 5% trong số các bệnh tạo máu. Người bệnh thường chỉ có thể sống trung bình 3 năm sau khi được chẩn đoán với chất lượng sống rất kém, thường xuyên phải nhập viện do tính mạng bị đe dọa. Bệnh gây lách to, tế bào bạch cầu tăng quá mức, giảm hồng cầu; sốt, nhiễm khuẩn, đau xương, đau bụng, chảy máu, trên người nhiều vết thâm tím.
5 năm qua, quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội VN và Bộ Y tế đã triển khai đề án hỗ trợ chi trả 40% chi phí thuốc điều trị đích cho các trường hợp mắc CML và các ca mắc bệnh u mô đệm đường tiêu hóa; 60% chi phí do nhà sản xuất thuốc hỗ trợ. Chương trình đã giúp gần 800 bệnh nhân được điều trị tại 7 đơn vị điều trị trên cả nước. Kinh phí do BHYT chi trả cho các ca bệnh này lên đến 200 tỉ đồng/năm. Đây là phương pháp điều trị mới, chi phí rất đắt với khoảng 500 - 600 triệu đồng bệnh nhân/năm, và cần sử dụng lâu dài. Nếu không có hỗ trợ từ BHYT, rất ít bệnh nhân có thể điều trị được. Với phương pháp điều trị đích, 95% ca bệnh sống thêm hơn 5 năm với chất lượng sống tốt, sinh hoạt, làm việc bình thường.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết các bệnh nhân được tham gia chương trình hỗ trợ là những người đã tham gia BHYT từ 36 tháng. Ngoài việc được hỗ trợ chi phí thuốc điều trị đích, bệnh nhân CML còn được chi trả các xét nghiệm với chi phí khoảng 2 - 3 triệu đồng cho mỗi lần khám định kỳ; bệnh nhân cần khám định kỳ 3 tháng/lần. Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội VN tiếp tục có các hợp tác hỗ trợ cho người bệnh.
Theo các bác sĩ, điều trị đích là phương pháp điều trị mới trên thế giới, dùng thuốc “sửa chữa” đột biến di truyền, ngăn chặn sự hoạt động của nhiễm sắc thể bất thường trên bệnh nhân CML, nhờ đó làm ngừng sản xuất các tế bào bạch cầu bệnh lý, giúp bệnh nhân duy trì chất lượng sống tốt, thời gian sống kéo dài.
Nam Sơn
>> Phát hiện mới trong điều trị ung thư tại Nhật Bản
>> Nanobot tìm diệt ung thư
>> Ngăn chặn ung thư vú bằng thực phẩm
Bình luận (0)