Bác sĩ tâm thần kinh trẻ em Phan Thiệu Xuân Giang, người tổ chức buổi hướng dẫn, cho biết những trẻ tự kỷ, trẻ bạo não, trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ… thường gặp các vấn đề về cảm giác, chẳng hạn như rất dễ giật mình, hoảng sợ trước tiếng động lớn, sợ bị đụng chạm hoặc trái lại rất thích đụng chạm, thích leo cao…Theo bác sĩ Giang, điều hòa cảm giác là vấn đề còn mới mẻ ở Việt Nam, trong khi qua thăm khám hàng ngày, bác sĩ phát hiện rất nhiều trường hợp bệnh nhân có các khiếm khuyết về chức năng gặp những khó khăn trong điều chỉnh cảm giác vì cảm giác là cửa ngõ để chúng ta tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Buổi hướng dẫn của chuyên gia Kester dành cho các phụ huynh, các chuyên gia tâm lý, giáo dục đặc biệt, vật lý trị liệu…Để tham dự, mọi người cần gởi email đăng ký đến hộp thư của bác sĩ Giang: giangphanxuan@yahoo.com
* Trong ngày 31.10 tới, bác sĩ Nhi khoa chuyên về sự phát triển của trẻ em
Arleen Downing sẽ chia sẻ với phụ huynh các kinh nghiệm về chăm sóc trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói. Buổi nói chuyện sẽ tập trung vào các phương pháp giúp cha mẹ kích thích trẻ giao tiếp (có lời và không lời) thông qua các trò chơi với con.
Bác sĩ Downing hiện là thành viên của Hội đồng điều phối liên ngành về giáo dục đặc biệt của bang California (Mỹ), có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ những trẻ em gặp các khó khăn trong sự phát triển.
Buổi hướng dẫn của bác sĩ Downing dành cho những phụ huynh có con tự kỷ, chậm nói và chậm phát triển, sẽ diễn ra từ 13 giờ 30, tại phòng Hội thảo bệnh viện Nhi đồng 1.
Bác sĩ tâm lý trẻ em Phạm Ngọc Thanh cho biết ngày càng có nhiều trẻ tự kỷ được chẩn đoán tại Đơn vị tâm lý của Bệnh viên Nhi đồng 1. Trong năm 2006, Đơn vị tâm lý đã chẩn đoán khoảng 100 trẻ em mắc hội chứng tự kỷ, còn từ đầu năm 2007, hầu như ngày nào cũng phát hiện trẻ tự kỷ từ 2 đến 18 tuổi.
Đoan Nhật
Bình luận (0)