|
Trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại phường 7 đến năm 2020, mới được ông Võ Ngọc Hiệp, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt ký duyệt ngày 2.6.2014, “hồ Vạn Kiếp” vẫn được thể hiện rõ là... hồ.
Nhiều năm qua, do chưa được khôi phục nên người dân lấn chiếm lòng hồ để sản xuất nông nghiệp. Nhưng gần một tháng qua, một số hộ dân ngụ ở đường Tôn Thất Tùng (phường 8, Đà Lạt) lại thuê xe chở đất lấp hồ “chống lũ” mùa mưa để canh tác rau hoa. Ngay giữa lòng hồ có những đống đất cao như núi, có vị trí người dân dùng cọc sắt và lưới B40 để làm ranh giới giữa các hộ.
Trưa 28.11, ông Nguyễn Nhạn, Bí thư Đảng ủy phường 7 (Đà Lạt) cho biết ông vẫn chưa nắm rõ thông tin về việc hồ Vạn Kiếp bị xâm hại. Ông Nhạn cho biết thêm những năm trước chính quyền phường 7 chỉ mới cưỡng chế, giải tỏa được 4 trong số 8 ngôi nhà xây dựng trái phép giữa lòng hồ. Theo ông, nếu không ngăn chặn việc xâm hại lòng hồ thì việc nạo vét hồ Vạn Kiếp sau này sẽ rất tốn kém.
“Việc đổ đất lấp hồ Vạn Kiếp là sai. Chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan chức năng lập biên bản đình chỉ ngay việc này và khôi phục lại hiện trạng”, ông Nhạn nói.
Hơn 10 năm qua, chính quyền TP.Đà Lạt đã có chủ trương và tiến hành quy hoạch nạo vét, khôi phục chuỗi hồ nhân tạo do người Pháp xây dựng trước đây, trong đó có hồ Vạn Kiếp.
Mới đây, chính quyền TP.Đà Lạt cũng đã phải chi hàng chục tỉ đồng để nạo vét khôi phục hồ Mê Linh.
|
|
|
|
Tin, ảnh: Lâm Viên
>> Lập đoàn kiểm tra làm rõ vụ xâm hại hồ Xuân Hương (Đà Lạt)
>> Hồ Xuân Hương lại cạn nước bất thường
>> Đã nạo vét đất lấp hồ Xuân Hương
>> Đã san lấp hố trên cầu
>> Đã san lấp hố giữa hẻm
>> Đã san lấp hố sâu giữa đường
Bình luận (0)