Chúng tôi đã liên hệ với anh Nguyễn Chiến Hữu, đại diện của Hoa hậu Phạm Hương và cũng là người đã đăng tải thông tin lên Fanpage của hoa hậu và được anh cho biết: “Khuya 11.7, Hương nhận được điện thoại từ người nhà ngoài Hải Phòng báo bác trai bị bệnh nặng, phải nhập viện. Nghe xong tin đó là Hương phải hủy bỏ buổi tiệc dự định tổ chức vào tối 12.7 để công bố việc Hương trở thành Đại sứ JLAN, rồi tức tốc đặt vé máy bay về quê ngay”.
|
Anh cũng nói thêm, vì bác Mốt (60 tuổi, bố của Phạm Hương) thuộc nhóm máu AB(Rh+) nên khá hiếm. Phía bệnh viện cho biết phải cần hơn 20 người truyền cùng một lúc mới đủ lượng máu thực hiện điều trị cho bố của hoa hậu.
|
“Bác trai vừa bị gan vừa bị thận, trước giờ thì điều trị ở nhà nhưng cách đây vài ngày bệnh trở nặng nên phải đưa đi cấp cứu. Hương trước giờ vốn là người có lối sống kín đáo, không muốn mọi người chú ý đến chuyện đời tư của mình nên chẳng bao giờ nghe Hương kể lể gì. Trường hợp lần này là do quá cấp bách nên chúng tôi mới quyết định đăng thông tin với hi vọng mọi người có thể chung tay giúp đỡ cha Phạm Hương vượt qua cơn nguy kịch”, đại diện của hoa hậu chia sẻ.
tin liên quan
Ba 'sao' chăm con đầu lòng - Kỳ 1: Lý Hải, U.50 nhiều con nhất showbiz ViệtDù bận rộn với nhiều show diễn nhưng Lý Hải vẫn luôn dành thời gian cho vợ con. Đặc biệt, nhiều người phải nể phục với lối chăm con bình dân đến không ngờ của 'ông bố nhiều con bậc nhất showbiz Việt'.
|
May mắn là sau khi thông tin xin hỗ trợ khẩn cấp được đăng tải, rất nhiều tấm lòng nhân ái đã tình nguyện hiến máu giúp đỡ gia đình Phạm Hương.
Đến trưa 13.7, anh Chiến Hữu đã thông báo đến người hâm mộ một tin tức khả quan về tình trạng của bố hoa hậu: “Cảm ơn sự nhiệt tình và tấm lòng nhân hậu của mọi người khi đã hết lòng giúp đỡ gia đình Phạm Hương có được số lượng máu cần thiết cho bác trai điều trị kịp thời”.
|
Với riêng Hoa hậu Phạm Hương, cô tâm sự: “Hiện tại, bố là niềm trăn trở lớn nhất trong tôi. Cả đời này bố tôi đã sống lam lũ, vất vả vì gia đình, con cái. Tôi chỉ cầu mong cho bố sớm khỏe mạnh trở lại, được như vậy thì tôi không còn mong muốn gì hơn nữa”.
Theo Bác sĩ Trần Thị Hồng (Chuyên khoa Truyền nhiễm, Truyền máu – Huyết học, BV Đại Học Y Dược Huế), nhóm máu AB đặc trưng bởi có cả hai kháng nguyên A và B trên trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương. Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ người cùng nhóm, hoặc A, hoặc B...
Trong trường hợp phải truyền máu quá nhiều lần từ những người có nhóm máu A hoặc B thì nên truyền hồng cầu rửa (được làm từ máu toàn phần hay hồng cầu lắng). Hồng cầu rửa phải được truyền trong 24 giờ vì nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao trong quá trình rửa. Tuy nhiên, để an toàn và tránh xuất hiện các kháng thể kháng hồng cầu thì vẫn nên truyền cùng nhóm máu AB.
Hồng cầu rửa dùng cho bệnh nhân bị phản ứng mẫn cảm với plasma (bệnh nhân thiếu IgA), truyền máu cho trẻ sơ sinh hoặc bệnh nhân bị tiểu ra máu do tán huyết ban đêm để tránh giai đoạn tán huyết.
|
Bình luận (0)