Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
18/09/2024 15:06 GMT+7

Họa sĩ Lê Sa Long vừa hoàn thiện 12 tác phẩm mới có chủ đề 'Thương lắm, đồng bào tôi' và dự định bán tất cả để ủng hộ đồng bào miền Bắc đang khó khăn vì thiên tai.

Họa sĩ Lê Sa Long kể, chiều 12.9, khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt, bão tại xã Trường Sinh (H.Sơn Dương, Tuyên Quang), nhìn thấy những hình ảnh ấy trên báo chí, anh xúc động. Và anh đã ngồi vẽ không ngơi nghỉ.

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới hiện trường vụ sạt lở thôn Làng Nủ (Lào Cai) chỉ đạo khắc phục hậu

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 2.

Bộ đội giúp dân sơ tán

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 3.

Bộ Quốc phòng điều máy bay chuyển hàng hóa cứu trợ tới Cao Bằng

Ảnh: NVCC

Anh chia sẻ thêm, khi xem tin tức, thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính đến hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng ở thôn Làng Nủ (Lào Cai) chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lũ anh quyết định phải hoàn thành sớm các bộ tranh để bán lấy tiền giúp đỡ đồng bào.

Người xem sẽ đặc biệt ấn tượng với bức tranh Nhà em đâu? Cha mẹ em đâu rồi? khi khắc họa hình ảnh một bé gái của làng cõng em đi chơi về và bàng hoàng trước thảm cảnh. Em ngước mắt nhìn lên trời xanh như muốn đặt câu hỏi lớn: "Nhà cửa em đâu, cha mẹ, anh em, bà con làng xóm đâu?".

Hay bức tranh cháu bé được cứu, đưa ra khỏi đống đổ nát do sạt lở núi ở Lào Cai ngày 13.9 khiến mọi người rưng rưng. Cảnh Bộ Quốc phòng điều máy bay chuyển hàng hóa cứu trợ đến Cao Bằng và hình ảnh chiến sĩ bộ đội giúp dân ổn định cuộc sống sau bão lũ trong các tác phẩm mới của họa sĩ Lê Sa Long mang đến sự ấm áp đối với người xem.

Đây không phải là lần đầu tiên họa sĩ Lê Sa Long bán tranh làm việc thiện. Lâu nay, anh luôn hăng hái trong các chương trình quyên góp cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung, tặng học bổng Nguyễn Thái Bình (Báo Thanh Niên), giúp đỡ người nghèo...

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 4.

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 5.

Chiến sĩ bộ đội giúp dân ổn định cuộc sống sau bão lũ

Họa sĩ Lê Sa Long (hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM) là tên tuổi quen thuộc trong giới mỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực vẽ tranh chân dung. Ông từng đoạt giải nhất chân dung ký họa do Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức năm 1999. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với độc giả qua bộ tranh Khẩu trang và người nổi tiếng (2020) và Sài Gòn thời giãn cách (2021)...

Trải qua gần 30 năm trong nghề, họa sĩ Lê Sa Long là một "tay cọ" lão luyện. Anh từng đoạt nhiều giải thưởng mỹ thuật uy tín: giải nhì cuộc thi Vẽ về đất nước, con người Romania (2019), giải nhất cuộc thi Chân dung ký họa màu nước do Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức (1999), giải khuyến khích Cúp Rồng Tre 2012 do Bộ VH-TT-DL tổ chức và nhận bằng khen danh dự Mỹ thuật Bình Định 20 năm vào năm 2015.

Lê Sa Long có nguyên quán ở Quy Nhơn (Bình Định) và được sinh ra tại Sa Đéc (Đồng Tháp). Chính vì đam mê hội họa từ nhỏ nên đến khi rời quân ngũ, anh theo học Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Ra trường, anh gắn bó với sự nghiệp giảng dạy.

Thanh Niên Online xin giới thiệu thêm một số tác phẩm trong bộ ảnh Thương lắm, đồng bào tôi của họa sĩ Lê Sa Long:

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 6.

Bức tranh Nhà em đâu? Cha mẹ em đâu rồi?

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 7.

Em Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi (Trường THCS Kiến Thiết, Q.3, TP.HCM) dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để ủng hộ đồng bào miền Bắc

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 8.

Anh Nathan Keers dùng thuyền phát cơm cho người dân bị cô lập do lũ ở Thái Nguyên

Họa sĩ Lê Sa Long vẽ và bán tranh đều vì 'Thương lắm, đồng bào tôi'- Ảnh 9.

Cháu bé được cứu, đưa ra khỏi đống đổ nát do sạt lở núi ở Lào Cai ngày 13.9

Ảnh: NVCC

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.