Theo báo cáo trên chuyên san Nature, các học giả của Đại học Arizona (Mỹ) và Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh) cho hay hóa thạch trên, ở vùng Trừng Giang gần Côn Minh (Trung Quốc), thuộc về một sinh vật từng bò trườn hoặc bơi lội trong các đại dương cổ đại. Nó là tổ tiên của động vật chân kìm như nhện, bò cạp, đã tách khỏi cây phả hệ của các loài chân khớp khác (côn trùng, giáp xác và cuốn chiếu) cách đây hơn nửa tỉ năm trước.
Hóa thạch cho thấy đại diện của một nhóm chân khớp biển đã tuyệt chủng, gọi là vuốt lớn, và giúp hóa giải bí ẩn từ lâu về vị trí của nhóm này trên cây của sự sống. “Bây giờ chúng tôi biết được loài vuốt lớn có hệ thần kinh trung ương hết sức tương đồng với họ sam và bò cạp hiện nay”, theo trưởng nhóm Nicholas Strausfeld của Đại học Arizona. Điều này có nghĩa là tổ tiên của nhện đã sống cùng thời với tổ tiên của các loài giáp xác khác vào thời Hạ kỷ Cambri (bắt đầu 542 triệu năm trước và kết thúc khoảng 488,3 triệu năm). Như vậy, tổ tiên chung của 2 chi này phải xuất hiện trước đó nhiều năm.
Thụy Miên
>> Khai quật hóa thạch cá 429 triệu năm tuổi
>> Hóa thạch cực hiếm của loài vượn
>> Hóa thạch khủng long đắt giá nhất thế giới?
>> Hóa thạch lâu đời nhất trên siêu lục địa Gondwana
>> Phát hiện hóa thạch loài cá khổng lồ
Bình luận (0)