Loài bọ cạp hóa thạch này được xem là động vật trên cạn lâu đời nhất tại siêu lục địa Gondwana ở Nam bán cầu.
Gondwana là một lục địa cổ đại khổng lồ tạo thành từ các vùng đất mà ngày nay là Nam Mỹ, Úc, Nam cực, Madagascar và Ấn Độ.
Hóa thạch được xác định là của một loài bọ cạp mới có tên Gondwanascorpio emzantsiensis, nặng hơn 180 kg và có càng dài hơn 45 cm.
Trang Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Simon Braddy của bộ môn khoa học trái đất - Đại học Bristol: “Trước đây, ghi chép về các mẫu hóa thạch cho chúng ta biết các loài động vật thời kỳ đó như bọ cạp, gián và chuồn chuồn là các con vật khổng lồ. Nhưng đến bây giờ chúng tôi mới thực sự nhận ra chúng lớn đến mức nào”.
Tiến sĩ Gess cho rằng mẫu hóa thạch này sẽ cho phép các nhà khoa học xác nhận một số ý kiến bấy lâu nay về các loài sinh vật đầu tiên. Ông cho biết: “Đến nay, chỉ có những bằng chứng về lục địa Laurasia ở Bắc bán cầu (vùng đất rộng lớn bao gồm Bắc Mỹ và châu Á ngày nay) là khu vực sinh sống đầu tiên của động vật trên cạn, chưa có bằng chứng cho thấy Gondwana là nơi sinh sống của động vật không xương sống trên mặt đất tại thời điểm đó”.
Trong thời kỳ Silur thuộc kỷ Devon cách đây khoảng 420 triệu năm, những đợt sinh vật đầu tiên di chuyển khỏi mặt nước lên trên cạn gồm thực vật và động vật không xương sống ăn mảnh vụn như côn trùng. Đến cuối thời kỳ Silur (cách đây khoảng 416 triệu năm) mới có sự xuất hiện của các loài động vật không xương sống ăn thịt như bọ cạp và nhện. Vào cuối kỷ Devon, Gondwana và Laurasia đã có một hệ sinh thái trên cạn phức tạp, bao gồm các loài động vật và thực vật.
Phương Tú - Tạ Xuân Quan
>> Phát hiện hóa thạch loài cá khổng lồ
>> Hóa thạch con sóc cổ xưa nhất
>> Phát hiện hóa thạch cá mập 'Răng Quỷ
>> Tìm thấy hóa thạch đuôi khủng long ở Mexico
>> Hóa thạch linh trưởng cổ xưa nhất
Bình luận (0)