(TNO) Hóa thạch một loài cá mập tiền sử mới, được gọi là "Răng Quỷ", đã được tìm thấy trong đá vôi tại vùng Flagstaff, ở Arizona (Mỹ).
Loài cá mập trên phải cực kỳ bền bỉ vì chúng sống sót trong sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trên thế giới, được gọi là sự kiện Kỷ Permi - Kỷ Trias.
|
Răng Quỷ không những có hàm răng bén nhọn khác thường, mà còn sở hữu những gai nhọn trên đầu, nguồn gốc của cái tên đặc biệt này. Ngoài gai trên đầu, Răng Quỷ có gai ở trước và sau vây.
Các gai nhọn có thể được phát triển nhằm phục vụ mục tiêu phòng vệ hoặc kết đôi. Nói cách khác, vật trang trí trên đầu chúng có thể giúp thu hút sự chú ý của đối tượng khác phái.
Hóa thạch cá mập, được phát hiện tại khu vực Đá vôi Kaibab, đại diện cho một giống loài mới được xác định nhưng đã tuyệt chủng, theo bản tin khoa học của Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở New Mexico (Mỹ).
Cá thể được tìm thấy sống cách đây khoảng 260 triệu năm, theo Discovery News dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu John-Paul Hodnett của Đại học miền Bắc Arizona.
Phi Yến
>> Indonesia, Ấn Độ tàn sát cá mập nhiều nhất thế giới
>> Bộ đồ lặn chống cá mập
>> Thêm nhiều loài thú sắp tuyệt chủng
>> Tìm thấy loài ếch tưởng đã tuyệt chủng
>> Giả thuyết mới về sự tuyệt chủng của voi răng mấu
>> Tìm thấy hóa thạch đuôi khủng long ở Mexico
>> Phát hiện bộ xương lớn hóa thạch
>> Hóa thạch cổ nhất địa cầu
Bình luận (0)