Nếu chậm trễ gây ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ của người lao động thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm.
Trước đó, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã hướng dẫn thực hiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) tại Văn bản số 2717/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ ngày 1.1.2019.
Thứ nhất, kể từ ngày 1.1.2019, các đơn vị sử dụng lao động rà soát lại mức lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương mà đơn vị đã gửi tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động để điều chỉnh lại cho phù hợp theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới dưới đây.
Trên cơ sở đó, điều chỉnh lại mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho từng người lao động theo đúng thang lương, bảng lương đã xây dựng. Mức lương tối thiểu vùng mới được áp dụng như sau:
- Mức 4.180.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè.
- Mức 3.710.000 đồng/tháng áp dụng đối với đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP.HCM có chi nhánh hoạt động trên địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động trên địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định đối với địa bàn đó.
Thứ hai, doanh nghiệp phải thực hiện mức lương giao kết hợp đồng lao động và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN như sau:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất.
- Đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (Quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
|
Nếu quá thời hạn nói trên mà các đơn vị sử dụng lao động chưa điều chỉnh thì cơ quan BHXH sẽ tạm thời điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho bằng mức lương tối thiểu vùng mới đối với người lao động làm công việc giản đơn và thêm 7% đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo cho đến khi đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ điều chỉnh theo quy định.
Cơ quan BHXH chỉ xác nhận quá trình BHXH, BHTN và giải quyết các chế độ khi đơn vị sử dụng lao động thực hiện việc lập hồ sơ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đúng quy định trên. Mọi trường hợp chậm trễ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ của người lao động thì đơn vị sử dụng lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều chỉnh lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHYT, BHXH, BHTN
Trước đó, BHXH TP.HCM ra Thông báo số 54/TB-BHXH gửi đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố về mức lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHYT, BHXH, BHTN áp dụng kể từ ngày 1.1.2019 như sau:
1. Lãi suất tính chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 1,0666%/tháng.
2. Lãi suất tính chậm đóng BHYT là 0,8666%/tháng.
Căn cứ của việc điều chỉnh là Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27.11.2015 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ thứ hai là Thông báo số 44/TB-BHXH ngày 5.1.2019 của BHXH Việt Nam (theo đó lãi suất từ quỹ đầu tư từ Quỹ BHXH năm 2018 là 6,4%/năm, lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày 28.12.2018 là 5,20%/năm).
|
Bình luận (0)