Tư liệu trong triển lãm gồm các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20; 102 ấn phẩm xuất bản tại các nước phương Tây từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19; 95 bản đồ và 3 cuốn Atlas tuyển chọn từ hơn 260 bản đồ, liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; những vỏ ốc biển và cát từ vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa do ngư dân Việt Nam mang về...
|
Nhiều tư liệu tại triển lãm, theo Giáo sư Carlyle A.Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) là: “Đã cung cấp những hiểu biết mới về lịch sử hình thành những tuyên bố về chủ quyền hiện nay. Những bản đồ này chứng tỏ mâu thuẫn của Trung Quốc trong việc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ”. Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Bộ TT-TT, cho biết những triển lãm tiếp theo cùng đề tài sẽ được tổ chức tại nhiều địa phương. Các tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa sẽ được Bộ tập hợp thành tài liệu công bố trên mạng internet bằng nhiều thứ tiếng.
Trinh Nguyễn
>> Sống cùng Hoàng Sa, Trường Sa
>> Triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
>> “Hoàng sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”
>> Trung Quốc không hề có Hoàng Sa - Trường Sa
>> Trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa
Bình luận (0)