Hoạt động giám sát ngân hàng còn yếu kém

25/11/2011 12:37 GMT+7

(TNO) Đổi nhãn vàng SJC thành SBV, liệu trần lãi suất 14% có còn phù hợp hay không, làm sao để vừa kiềm chế lạm phát vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế… là những vấn đề được đặt ra trong phiên chất vấn sáng 25.11 đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình.

(TNO) Đổi nhãn vàng SJC thành SBV, liệu trần lãi suất 14% có còn phù hợp hay không, làm sao để vừa kiềm chế lạm phát vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế… là những vấn đề được đặt ra trong phiên chất vấn sáng 25.11 đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình.

>> Chưa biết bao giờ hết ùn tắc giao thông
>> Vẫn lo được mùa mất giá
>> Nền giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu của đất nước

Kinh doanh vàng trong nước còn bất cập

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng quy định một trần lãi suất chung cho hệ thống ngân hàng là hợp lý. Các ngân hàng có quy mô lớn đương nhiên là họ có lợi thế, những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn, nhưng hoạt động lành mạnh thì chưa chắc gặp khó khăn. Còn những ngân hàng yếu kém, không lành mạnh thì sẽ gặp khó khăn.

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) đặt vấn đề, lãi suất cho vay đã giảm xuống còn 17-19% nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay.

 
Các đại biểu xoáy quanh vấn đề bất cập trong sản xuất và kinh doanh vàng miếng sáng 25.11 - Ảnh: Ngọc Thắng

Thống đốc NHNN giải thích, trong suốt 5 năm, từ năm 2006-2010, mức tăng trưởng tín dụng trung bình là 33%, và bây giờ chúng ta giảm xuống còn dưới 20% thì sẽ có một bộ phận doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nhưng cũng mong doanh nghiệp chia sẻ với chính sách điều hành của NHNN.

Một ĐB khác hỏi hiện đã có áp dụng trần lãi suất huy động 14%, vậy có nên áp dụng thêm trần lãi suất cho vay hay không?

Thống đốc Bình cho rằng, nếu phải áp dụng trần lãi suất nào đó thì nên chọn áp dụng trần lãi suất huy động, nó phù hợp khả năng điều hành tiền tệ của NHNN. Nếu áp dụng trần lãi suất cho vay, chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn nhiều hơn là áp dụng trần lãi suất huy động.

Đối với nhóm vấn đề sản xuất và kinh doanh vàng miếng, Thống đốc Bình nhìn nhận hoạt động kinh doanh vàng trong nước còn bất cập.

 
Vấn đề xung đột các nhóm lợi ích trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng được đặt ra tại phiên chất vấn - Ảnh: Ngọc Thắng


“Khi giá vàng thế giới bất ổn thì giá vàng trong nước bất ổn theo, nhìn lại thì thấy những mặt bằng pháp lý của chúng ta còn hết sức bất cập”, Thống đốc NHNN xác nhận.

Thống đốc Bình khẳng định: Theo nguyên tắc thì nhà nước độc quyền, do vậy có nhóm lợi ích nào vi phạm quy định này thì các nhóm lợi ích đó đã đi trái lại lợi ích quốc gia, nên sẽ không được chấp nhận và không được tồn tại trong thời gian tới.

Nợ xấu bất động sản không phải là nguyên nhân tăng lãi suất

Nhắc đến vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, nhiều ĐB băn khoăn rằng, có phải nợ xấu trong các nguồn vay bất động sản khiến lãi suất tăng hay không.

Người đứng đầu NHNN cho biết, trong lĩnh vực cho vay bất động sản thì nợ xấu trong bất động sản chiếm 4,2% tổng dư nợ cho vay bất động sản, và đó không phải là nguyên nhân tăng lãi suất trong hệ thống ngân hàng.

Trong khi đó, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) thì cho rằng, các ngân hàng lớn luôn tìm mọi cách đẩy lợi nhuận lên tối đa, lũng đoạn các tập đoàn tài chính, khó quản.

 
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời khá rõ ràng và cụ thể các vấn đề được nhiều ĐB chất vấn sáng 25.11 - Ảnh: Ngọc Thắng


ĐB Nghĩa đặt vấn đề liệu ở VN có xảy ra nguy cơ này hay không? Nếu có thì NHNN có đối sách gì để xử lý?

Thống đốc Bình khẳng định: Quốc hội có thể hoàn toàn yên tâm là ở VN hiện không có tổ chức tín dụng to đến mức lũng đoạn tập đoàn tài chính.

Về công tác giám sát, thanh tra, ĐB Huỳnh Thế Kỷ (Ninh Thuận) nêu vấn đề, trong 6 tháng đầu năm, NHNN tiến hành hàng nghìn cuộc thanh tra mà không phát hiện gì. Thực trạng này gây mất của, mất uy tín và có tội với nhân dân.

Thống đốc Bình đã nhìn nhận có những yếu kém trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng của NHNN, và hứa sẽ chấn chỉnh lại khâu này. Đồng thời, sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác để điều chỉnh chính sách tiền tệ trong hệ thống ngân hàng nhằm vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa kiềm chế lạm phát.

Về tội phạm công nghệ cao, người đứng đầu NHNN cho biết, đến nay chưa xảy ra những vụ việc lớn nào liên quan đến đối tượng tội phạm này. Ông Bình cũng cam kết sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng vững chắc, cũng như đầu tư hệ thống back-up cho máy chủ, tăng cường bảo mật trong hệ thống tin học ngân hàng.

Đối với vấn đề nguồn vốn cho nông nghiệp và nông thôn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định đó là mục tiêu trọng tâm trong chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Sẽ đổi nhãn vàng SJC thành SBV

Trong phiên chất vấn sáng 25.11, ĐB Đào Xuân Huy (Đồng Tháp) hỏi khi nghị định sản xuất vàng ra đời thì sẽ chỉ còn 1 doanh nghiệp là Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn độc quyền sản xuất vàng miếng, dễ nảy sinh sự thống lĩnh độc quyền về giá. Thống đốc có cam kết điều này sẽ không xảy ra?

Thống đốc Bình trả lời: Theo quy định của nghị định, thì Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng. Và SJC đang chiếm 90% thị phần vàng miếng trên thị trường và SJC là công ty của Thành ủy TP.HCM.

Chúng tôi đã bàn với UBND TP.HCM là hoạt động kinh doanh vàng miếng của SJC sẽ trực thuộc NHNN trong thời gian tới.

Bằng việc này, NHNN thực hiện được cùng lúc hai mục tiêu, thứ nhất là bảo đảm Nhà nước độc quyền trong sản xuất và kinh doanh vàng miếng; thứ hai là Nhà nước có thể tiết giảm chi phí khi tạm dùng lại nhãn hiệu SJC, vốn đã được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. 

SJC sẽ chính thức trở thành nhãn vàng của NHNN Việt Nam. Đến khi điều kiện cho phép thì chúng tôi sẽ đổi nhãn SJC thành SBV. 

 

 

 

 Trí Quang

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.