Có những câu hỏi thường gặp như: “Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, cháu rất hiếu động, thích quậy phá nên tôi lo lên trường bạn không ưa, cô ghét, tôi phải làm gì?”, “Cháu ở mẫu giáo lúc nào cũng được chiều chuộng, lên lớp 1 tự lập hoàn toàn, làm thế nào để tập cho cháu không thấy sốc ở môi trường mới?”, “Cháu vẫn ham chơi hơn ham học, tôi phải dạy điều gì cho con ở độ tuổi này?”, “Tại sao con tôi không tự tin khi đứng trước đám đông dù ở nhà cháu rất hay trò chuyện và hiếu động?”...
|
Hãy đứng ở góc độ con trẻ mà nhìn nhận mọi việc thật khách quan, đừng ép con làm quá sức, đừng biến con thành "thần đồng" trong khi chúng chỉ là một đứa trẻ bình thường |
||
Tiến sĩ Huỳnh Thị Thu Hằng Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt TP Đà Nẵng |
||
Khi nói về mơ ước của phụ huynh đối với con cái, tiến sĩ Huỳnh Thị Thu Hằng - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt TP Đà Nẵng, nhắc phụ huynh: “Đừng quên trước khi làm cha mẹ, chúng ta từng là con trẻ, nên hãy đứng ở góc độ con trẻ mà nhìn nhận mọi việc thật khách quan, đừng ép con làm quá sức, đừng biến con thành "thần đồng" trong khi chúng chỉ là một đứa trẻ bình thường”. Tiến sĩ Hoa thông tin, trẻ chỉ có 16% thời gian tiếp xúc với bên ngoài, còn 84% thời gian sống với gia đình, nên ảnh hưởng của gia đình là rất lớn. Một phụ huynh thường thất hứa với con cũng sẽ khiến trẻ bị tổn thương và sau này sẽ không muốn giữ lời hứa với mọi người; một phụ huynh thường đi sớm về muộn không thể buộc trẻ sau này sau giờ học sẽ về thẳng nhà...
"Chúng ta không thể không dành kỳ vọng của mình cho con trẻ, nhưng hãy nhớ, khi chúng ta bị một ai đó kỳ vọng nhiều, chúng ta đã từng bị áp lực như thế nào. Các bé còn quá nhỏ, làm thế nào để có thể vượt qua nổi những áp lực do chính mỗi chúng ta đè nặng lên!", tiến sĩ Thu Hằng chia sẻ.
Diệu Hiền
Bình luận (0)