Để sinh viên được “nhúng” trong thực tế
GS-TS Trần Trung, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, băn khoăn về việc khi đưa ra một chương trình đào tạo, các trường ĐH thường không làm rõ theo từng năm học sinh viên (SV) có thể làm được những công việc gì cho các doanh nghiệp.
GS Trung lấy ví dụ về một bộ giáo trình môn toán của Mỹ. Trong đó thể hiện rõ SV học đến đâu thì có thể tính toán để thiết kế một đường băng cho máy bay cất cánh ở Thái Lan hay thiết kế được công suất một nhà máy thủy điện… Trong khi đó giáo trình của chúng ta thậm chí SV học hết cả chương trình cũng không biết mình có thể làm được việc gì! “Như vậy cái mà chúng ta có thể làm trong khi chờ cơ chế thay đổi là có thể thành lập nhóm để bàn việc xây dựng chương trình chung cho một số trường kỹ thuật”, GS Trung chia sẻ.
tin liên quan
Không có trường nào ra dáng đại họcBộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã phải nhìn nhận thực tế và thốt lên lên như vậy tại hội nghị Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm qua (7.1) ở Đà Nẵng.
Một đề xuất khác của GS Trung là khi giảng dạy, nếu các giảng viên tự hình dung mình là giám đốc doanh nghiệp, hiểu rõ yêu cầu của mình khi tuyển dụng lao động thì chắc chắn giúp cho SV có cơ hội tiếp cận công việc tốt hơn. Khi giảng bài, thay vì theo cách truyền thống là giảng tuần tự từ chương 1 đến chương 10 thì các thầy cô dựa vào khối kiến thức đó hình thành các chủ đề liên quan đến nghề nghiệp tương lai của SV.
Theo GS Đinh Văn Nhã, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đông Á, tìm các giải pháp để cải thiện trình độ khoa học công nghệ của VN mới là cách giải quyết tận gốc vấn đề đầu ra cho giáo dục - đào tạo. “Hiện tại VN xếp thứ 56 về năng lực cạnh tranh và sự sẵn sàng về công nghệ của VN đứng thứ 92/140 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Nền công nghiệp và sự thích nghi của ta như thế thì làm sao có được đầu ra, để cho sản phẩm của ngành đào tạo có việc làm hay không?”, GS Nhã nêu vấn đề.
tin liên quan
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM dự kiến tuyển 1.450 chỉ tiêuNgày 6.1, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến.
|
Nghe doanh nghiệp và hợp tác với địa phương
TS Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, cho rằng các trường ĐH cần phải biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, coi ý kiến của họ là kênh tham chiếu quan trọng để điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo.
Theo PGS-TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, kinh nghiệm của trường này trong việc nâng cao tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp là hợp tác chặt chẽ với địa phương. Nhà trường đi tới 13 tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để tìm hiểu nhu cầu nhân lực của các địa phương để từ đó lên kế hoạch đào tạo bao nhiêu chỉ tiêu cho những ngành nào. Trường có hơn 400 tiến sĩ mà hoạt động nghiên cứu của họ gắn chặt với các vấn đề địa phương, điều này cũng giúp cho SV của các giảng viên này dễ dàng tìm việc làm tại địa phương. Nhờ gắn kết chặt chẽ với các địa phương mà trường được các doanh nghiệp tìm đến đặt hàng.
“Các nhà đầu tư mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các doanh nghiệp của họ đều đã tìm đến tận trường, lựa chọn để đầu tư cho những SV phù hợp với yêu cầu của mình, vì thế mà khi ra trường là SV có việc làm luôn”, ông Toàn cho biết.
tin liên quan
Nhiều trường xét tuyển bằng tổ hợp môn mớiNăm nay, lần đầu tiên kỳ thi THPT quốc gia áp dụng 2 bài thi tổ hợp
khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh) và khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục
công dân).
Nâng cao chất lượng
PGS-TS Trần Văn Điền, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, nhận xét chất lượng đào tạo vẫn là yếu tố quyết định số một tác động tới tỷ lệ có việc làm của SV sau khi ra trường. Với 95 - 98% SV có việc làm thì việc triển khai đề án chương trình tiên tiến (giai đoạn 2006 - 2015) của Bộ GD-ĐT là bài học cần phát huy. “Tôi rất mừng khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói sẽ có một đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao để nhân rộng thành công của chương trình tiên tiến. Hiện nay chúng ta có 35 chương trình mà đã đào tạo ra được 11.000 SV thì với 300 chương trình cứ thế nhân lên chúng ta sẽ được một số lượng đáng kể đáp ứng được nguồn nhân lực”, ông Điền tính toán.
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng xét từ góc độ từng đơn vị đào tạo, việc cho ra những sản phẩm không đạt chuẩn đầu ra, từ đó dẫn tới nguy cơ thất nghiệp lớn của SV, là lỗi của các trường ĐH.
Còn PGS-TS Trần Đức Quý, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, thì cho rằng có chương trình tốt là chưa đủ mà cần phải có việc quản lý quá trình đào tạo tốt: “Chúng ta có thể nhập khẩu chương trình, nhưng điều đó không đảm bảo chắc chắn một kết quả tốt. Nếu chương trình tốt mà anh quản lý không tốt, đánh giá không thực chất và minh bạch thì cũng chưa chắc đảm bảo chất lượng”.
tin liên quan
ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố dự kiến phương án tuyển sinh 2017Ngày 5.1, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố phương án tuyển sinh dự kiến 2017.
tin liên quan
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tuyển sinh nhiều phương thứcTheo dự thảo Đề án tuyển sinh ĐH, năm 2017 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ tuyển sinh dựa trên nhiều phương thức.
Bình luận (0)