Đề tài Khảo sát và dự phòng rối loạn ở học sinh trung học phổ thông của Lý Trần A Khương và Phan Thanh Nhật Trang (học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) vừa đạt giải 3 cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia.
Từng bị strees và trầm cảm
Phan Thanh Nhật Trang (học sinh lớp 12CA1) chia sẻ về nguyên nhân chọn đề tài này: “Trước đó em có trải qua một giai đoạn bị rối loạn, trầm cảm”. Trang nhớ lại: “Chỉ trong năm 2015 em mất ông nội, ông ngoại và một người bạn thân. Những nỗi đau liên tiếp đã khiến em suy sụp hoàn toàn. Lúc này, em cố gắng vượt qua nhưng không thể vì quá đau buồn. Thậm chí, vào thời điểm ấy em còn không thể khóc được”.
Từ đó khả năng giao tiếp của Trang với bên ngoài bị hạn chế. Nỗi buồn cứ kéo dài và dường như không giảm bớt khiến cô học trò không suy nghĩ được gì khác ngoài những việc quẩn quanh như: sáng nay mình sẽ lại trải qua một ngày nữa, một ngày thật dài và chắc chắn sẽ rất mệt. Tuy nhiên, Trang vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra cuộc sống của mình đang bế tắc.
Trang kể: “Em không muốn tù mù về những thứ mình đang gặp phải nên bắt đầu kiếm một số sách liên quan tới tâm lý con người để đọc. Em cũng làm thử một vài bài trắc nghiệm của chuyên gia nước ngoài để xác định rõ xem mình có bệnh hay không. Kết quả là điểm số của tụi em nằm trong khoảng hơi cao”.
|
Từ kết quả này, Trang nghĩ: “Nếu không tìm cách khống chế và vượt qua thì mình sẽ ngày càng lún sâu vào những trạng thái này. Phải đề ra cho mình một lịch trình từ tập thể dục, gặp gỡ mọi người để không có thời gian “chết”. Trang kể: "Em đã học cách khống chế cảm xúc của chính mình. Không cho phép mình lún sâu vào sự bi quan tuyệt vọng. Kết quả là em khá hơn và em lại nghĩ có rất nhiều người bị như mình, chưa chắc họ đã có những hiểu biết, kiến thức để vượt qua... Thế là em thấy mình cần phải làm gì đó để giúp họ".
tin liên quan
Đôi bạn học trò sáng chế bậc tam cấp thông minhChính những bất tiện trong việc dắt xe của gia đình đã giúp Đỗ Trần Hùng và Nguyễn Viết Thuận (học sinh lớp 11A3, Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ) sáng chế thành công 'bậc cấp - bục xe tự động' với nhiều tiện ích.
Tương tự, Lý Trần A Khương (học sinh lớp 12CV1) cũng từng chịu nhiều áp lực từ việc học do gia đình đặt kỳ vọng quá nhiều. Khương cho biết: “Khi học cấp 2 em học rất tốt nhưng khi mới vào lớp 10, giai đoạn chuyển giao thì em gặp nhiều áp lực do mới thay đổi môi trường. Vì là trường chuyên nên học trong lớp hầu như toàn học sinh giỏi. Thậm chí nhiều bạn học tới nỗi đầu có tóc bạc”. Mặt khác, vì gia đình Khương có truyền thống học giỏi, những anh chị đi trước đều đậu cao và thành đạt nên gia đình đặt nhiều kỳ vọng vào Khương. Khương kể: “Từ đó, em luôn muốn tìm cách thoát ra và khi gặp đề tài của Trang thì em có sự đồng cảm sâu sắc".
Từ những khó khăn mà chính bản thân mình phải vượt qua, Trang và Khương đã xây dựng đề tài giúp vượt qua trầm cảm.
|
Giúp vượt qua trầm cảm
Khương cho biết: “Muốn có cái nhìn chung về trầm cảm thì phải chú ý đến nhiều đối tượng, từ học sinh học ở trường chuyên, trường thường, trường công lập và tư thục. Vì vậy, chúng em đã tiến hành đợt khảo sát ở 4 trường THPT là: Lê Hồng Phong, MarieCurie (Q.3), Mạc Đĩnh Chi (Q.6) và Đinh Thiện Lý (Q.7). Kết quả là trong 863 học sinh thì có 26,41% có dấu hiệu trầm cảm.
Từ số liệu khảo sát này, hai bạn bắt tay tạo ra “sản phẩm” gồm 5 phần. Trong đó, có bộ hồ sơ về tư vấn học đường (gồm các bảng khảo sát đánh giá nhanh tâm lý để đánh giá mức độ), cẩm nang 28 ngày quan tâm và tiến tới 100 ngày tích cực (được thực hiện theo những bài tập để giữ thể trạng tốt phương thức thiền định, dinh dưỡng…). Đặc biệt, trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia vừa qua, Khương và Trang đã cố gắng hết sức để thiết kế ra phần mềm tổng hợp lại các giai đoạn này.
tin liên quan
Duyên sư phạm của nữ giảng viên trẻ từng đến 29 nướcTừng trải nghiệm nhiều công việc khác nhau: thời trang, bất động sản, nhân sự..., thế nhưng, Nguyễn Trần Phi Yến lại quyết định gắn bó với nghề sư phạm.
Khương kể: “Với phần mềm này, những người quan tâm chỉ cần nhập thông tin. Sau đó phần mềm sẽ cho ra kết quả. Dựa vào kết quả đó, người sử dụng có thể nhận biết mức độ của mình và áp dụng chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ, thiền định và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp”.
Trang và Khương cũng chia sẻ thêm: “Áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại, không chỉ với học sinh mà còn với rất nhiều người ở nhiều công việc và lĩnh vực khác nhau. Áp lực đặt đúng chỗ sẽ là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và tác động lâu dài. Nhiệm vụ của chúng em không chỉ đi tìm những giải pháp cho các vấn đề có sẵn mà còn đưa ra các biện pháp dự phòng cho những tình huống sẽ xảy ra. Con người không thể trốn tránh những khó khăn thường nhật, nhưng biết cách đối mặt và vượt qua là chìa khóa để có được sức khỏe, tâm lý ổn định”.
tin liên quan
Thầy giáo chinh phục giải thưởng của MicrosoftWebsite ôn tập trắc nghiệm trực tuyến của một giáo viên đã giúp học sinh chủ động tiếp cận hình thức thi đang áp dụng đổi mới.
Bình luận (0)