Đó là em Huỳnh Khang Nguyên và Ngô Tuấn Anh, học sinh lớp 11 chuyên lý. Đề tài nghiên cứu có tên “Phát triển chức năng kết nối và tư vấn giao thông cho mũ bảo hiểm” của hai em đã đạt giải 3 kỳ thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật Lê Hồng Phong ISEF, và sẽ được trường cử tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT cấp thành phố sắp tới.
Khang Nguyên và Tuấn Anh cũng nghiên cứu và xác định ở Việt Nam chưa có dự án nào quan tâm nghiên cứu hoặc sản xuất loại mũ bảo hiểm có chức năng hỗ trợ thông tin cho người lái xe. Sản phẩm của nhóm ra đời sẽ chỉ dẫn đường đi bằng giọng nói, nhắc biển báo cấm giao thông và tự động gửi thông tin cho người thân trong trường hợp khẩn cấp.
Thế là sau khi có ý tưởng, Nguyên đã tìm gặp thầy Đỗ Quốc Anh Triết, giáo viên môn tin học của trường, để xin ý kiến tư vấn của thầy.
tin liên quan
Thầy trò cùng sáng tạo thiết bị phòng tránh cận thịTừ thực tế học sinh ít quan tâm đến sức khỏe của đôi mắt dẫn đến tỷ lệ cận thị ngày càng tăng, thầy giáo vật lý Huỳnh Kiều Viết Lãm (Trường THPT Ernst Thälmann, TP.HCM) đã thực hiện Dự án 'You can see - Đèn đỏ, bỏ sách'.
Theo chia sẻ của Khang Nguyên, khó khăn đầu tiên của nhóm là phải tìm được loại bo mạch chính có thể chạy thiết bị, thực hiện được việc chụp biển báo giao thông sau đó phân tích hình ảnh, rồi đọc biển báo cho người đội mũ. Qua tư vấn của chuyên gia CNTT Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Nguyên và Tuấn Anh quyết định chọn bộ mạch Raspberry Pi 3 giữ vai trò mạch xử lý trung tâm gắn trên mũ bảo hiểm.
Bên cạnh đó, nhóm cài đặt vận hành bộ cảm biến MPU-6050 gắn vào mạch chủ Rasperri Pi 3 và lập trình để MPU-6050 có thể tương tác với ứng dụng trên điện thoại để nhắn tin báo khẩn cấp đến số điện thoại định sẵn. Việc nhắn tin khẩn cấp sẽ được thực hiện trong trường hợp mũ bị nghiêng hơn 70 độ, tức là giả định người đội mũ bị ngã, và sau 15 giây mà mũ không chuyển về vị trí bình thường thì MPU-6050 sẽ gửi tín hiệu cảnh báo đến app điện thoại di động.
tin liên quan
Học sinh sáng tạo máy bắn phá hút bụi công nghiệpNgoài ra, mũ này cũng có chức năng liên kết với google maps (kết nối với điện thoại qua bluetooth) để chỉ đường bằng giọng nói, tránh được việc phải mở điện thoại ra xem rất nguy hiểm.
Sau nhiều lần thử nghiệm, mũ bảo hiểm đã thực hiện chính xác các chức năng tích hợp trong mũ. Hiện nhóm đang chờ đợi kết quả tiếp theo của cuộc thi cấp thành phố.
“Sắp tới, tụi em sẽ phát triển để mũ có thể nhận dạng được nhiều loại biển báo hơn nữa. Đồng thời, tích hợp thêm các tính năng như đọc thông tin danh bạ của cuộc gọi đến và cho phép người đội mũ dùng động tác lắc đầu để từ chối cuộc gọi; kết nối mũ - mũ có thể hỗ trợ hai người dùng mũ phối hợp thông tin trên đường đi; kết nối với các dữ liệu về thời tiết, về giao thông để chỉ dẫn người lái xe máy nhiều thông tin hơn...”, Tuấn Anh cho biết.
Bình luận (0)