Học sinh 'vào vai' lãnh đạo Nhà nước: Sẽ chống tham nhũng, xóa độc quyền

17/12/2014 13:17 GMT+7

(TNO) Trong khi 'vào vai' lãnh đạo Nhà nước theo yêu cầu đề thi học kỳ 1 môn sử, một số em học sinh lớp 8 tại TP.HCM muốn chống tham nhũng và gỡ bỏ sự độc quyền của Nhà nước trong một vài lĩnh vực để tăng sự cạnh tranh.

(TNO) Trong khi 'vào vai' lãnh đạo Nhà nước theo yêu cầu đề thi học kỳ 1 môn sử, một số học sinh lớp 8 tại TP.HCM muốn chống tham nhũng và gỡ bỏ sự độc quyền của Nhà nước trong một vài lĩnh vực để tăng sự cạnh tranh.

Đề kiểm tra học kỳ môn sử khối 8

Như Thanh Niên Online đã thông tin, Phòng Giáo dục quận 1 đổi mới cách ra đề kiểm tra học kỳ 1 môn sử khối THCS được nhiều chuyên gia, giáo viên khen hay, sáng tạo, giúp học sinh phát triển được tư duy.

Đề kiểm tra môn sử lớp 8 (ngày kiểm tra 12.12), ý 2, câu 1 yêu cầu: Nếu em đóng vai trò là một trong những nhà lãnh đạo của Nhà nước ta hiện nay, em có thể đưa ra những biện pháp gì để tạo điều kiện cho nhân dân làm giàu.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, quận 1 có tổng cộng có hơn 20.000 học sinh THCS, trong đó có gần 4.000 học sinh khối 8.
Thông tin từ Phòng giáo dục quận 1, đến nay, nhìn chung các trường chưa hoàn tất việc chấm bài. Song ghi nhận từ các trường THCS tại quận 1, học sinh làm bài khá tốt, có nhiều ý hay. Đặc biệt, có nhiều học sinh cho biết nếu mình là lãnh đạo nhà nước, sẽ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp.

Các em chỉ mới lớp 8, nhưng có được những suy nghĩ như một lãnh đạo là rất tốt. Điển hình, nếu các em là lãnh đạo sẽ triệt để chống tham nhũng, xóa độc quyền ở một số ngành nghề (nhất là điện), giảm giá thành xăng dầu…

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Một học sinh của Trường Trần Văn Ơn đưa giải pháp: Sẽ tạo thêm việc làm cho người thất nghiệp, ổn định tình hình xã hội, tiết kiệm các nguồn khoáng sản, tiết kiệm tiền điện, nước, phải sử dụng hợp lý những gì đang có…
Tương tự, một học sinh khác còn cho biết mình sẽ gỡ bỏ sự độc quyền của Nhà nước (công ty nhà nước) trong một vài lĩnh vực, để tăng số lượng doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh.
“Tạo được lòng tin ở người dân, khuyến khích người dân mua hàng tiêu dùng trong nước”, một học sinh thể hiện quan điểm.
Ông Trần Minh Thành, chuyên viên Phòng Giáo dục quận 1 (người phụ trách khâu ra đề thi môn sử), cho biết: “Sáng ngày 16.12, chúng tôi cũng đã đến các trường khảo sát và nắm tình hình về nội dung bài làm của học sinh, cũng như các đánh giá của giáo viên về đề kiểm tra này.
Nhiều giáo viên cho biết họ thích thú với dạng đề mở này, việc chấm bài cũng đỡ khô khan, vì phần nào đọc được suy nghĩ, quan điểm của học sinh.
Nhiều giáo viên trực tiếp chấm bài nhận xét: có những bài làm của học sinh khiến cho người lớn chúng ta phải suy nghĩ.
“Các em chỉ mới lớp 8, nhưng có được những suy nghĩ như một lãnh đạo là rất tốt. Điển hình, nếu các em là lãnh đạo sẽ triệt để chống tham nhũng, xóa độc quyền ở một số ngành nghề (nhất là điện), giảm giá thành xăng dầu…”, cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, giáo viên dạy sử, Trường THCS Trần Văn Ơn, cho biết.
Ngoài ra, cô Nguyệt còn cho rằng với câu hỏi mở này, khi giáo viên chấm bài sẽ cảm rất thoải mái, hiểu được suy nghĩ của học sinh về thời cuộc…
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng, giáo viên sử Trường THCS Đức Trí, nói: “Câu hỏi này mang tính phân loại học sinh. Đây là dạng câu hỏi vận dụng cao, tương đối khó. Nhưng có nhiều em trả lời rất tốt. Tôi chấm được 3 sấp, khoảng 70 bài. Nhìn chung là đa phần các em đều đạt 0,5 - 1 điểm ở câu hỏi này”.
Bài làm của một học sinh khối 8
Nếu em là nhà đầu tư...
Được biết, không riêng gì ở môn sử, việc đổi mới trong đề kiểm tra cũng được Phòng giáo dục quận 1 áp dụng với cả môn địa. Điển hình, đề địa lý khối 8 (kiểm tra ngày 10.12) “tạo điều kiện” cho học sinh vào vai nhà đầu tư.
Điển hình ở ý C của câu 3 hỏi: Nếu em là nhà đầu tư đến Tây Nam Á, em sẽ chọn một ngành kinh tế nào để đầu tư? Vì sao?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.