Hình ảnh các chàng trai Việt vừa giỏi đá bóng vừa biết cách cư xử trên sân cỏ lẫn ngoài đời đang được bàn tán khá nhiều trong mỗi bữa cơm gia đình, hay ở các buổi tất niên cuối năm của từng nhóm bạn bè.
tin liên quan
“Trong trái tim chúng tôi U.23 VN là nhà vô địch”Khi U.23 VN bị xử phạt oan, Xuân Trường thường là người trao đổi với trọng tài. Anh trao đổi bằng lý lẽ, bằng kiến thức và bằng vốn tiếng Anh của mình, chứ không phải sửng cồ, phản ứng bốc đồng, thái quá. Những lần trao đổi đó đã giúp hình ảnh của cầu thủ VN trở nên đẹp hơn.
Việc trọng tài người Oman Ahmed Abu Bakar Al-Kaf công tâm và thân thiện khi điều hành trận chung kết giữa U.23 VN với Uzbekistan có phần đến từ cách cư xử của cầu thủ 2 đội trên sân cỏ. Nhìn cách cầu thủ U.23 VN giải thích với trọng tài, mới thấy được cái lợi của VĐV thể thao có kiến thức và văn hóa. Ở các giải đấu quốc tế trước đây, nhiều VĐV VN bị xử ép, nhưng vì không có kiến thức, không am hiểu luật và đặc biệt là không biết ngoại ngữ, nên chúng ta đã nhiều lần ấm ức vì bị xử thua một cách vô lý mà không thể phản biện.
Ngoài lứa cầu thủ U.23 VN, các kỳ thủ cờ vua cũng là những người rất giỏi ngoại ngữ và ứng xử. Lê Quang Liêm ngoài tài đánh cờ vua cũng rất giỏi ngoại ngữ để lấy được học bổng toàn phần của Trường đại học Webster (Mỹ). Tháng 5.2017, Quang Liêm tốt nghiệp hạng xuất sắc ĐH Webster với 2 tấm bằng cử nhân khoa học, tài chính; cử nhân nghệ thuật, quản lý. Ngoài Quang Liêm, các kỳ thủ hàng đầu khác của VN như Nguyễn Ngọc Trường Sơn cũng rất giỏi, để có thể một mình đi thi đấu ở bất cứ quốc gia nào. Tài năng là vậy, nhưng cả Liêm và Sơn chưa bao giờ coi mình là ngôi sao.
tin liên quan
U.23 Việt Nam tiết lộ bí mật làm nên kỳ tíchTừ chuyện U.23 VN và câu chuyện các lò đào tạo bóng đá VN đã làm được, hy vọng rằng những nhà quản lý thể thao ở tất cả các môn khác sẽ đầu tư sâu, rộng về việc học văn hóa cho VĐV của mình.
Chúng ta phải làm triệt để, bởi không bao giờ là quá muộn. Câu chuyện của bầu Đức của mươi năm về trước vẫn rất thời sự ở ngày hôm nay.
Bình luận (0)