Khuôn khổ diễn đàn này là một sáng kiến ngoại giao của Pháp nhằm giải thoát tiến trình hòa bình và hòa giải giữa Israel và Palestine ra khỏi tình trạng bế tắc lâu nay. Kết quả hội nghị lần thứ nhất gần như không đáng kể ngoài sự tham gia rất đông của đại diện các nước và các tổ chức quốc tế.
Lần thứ hai này, hội nghị dễ đạt được kết quả hơn, nhưng kết quả của nó lại ít tính khả thi hơn trước, vì cả Israel lẫn Palestine là hai bên xung khắc trực tiếp với nhau đều không tham gia và vì có sự thay đổi chính phủ ở nước Mỹ.
Nghị quyết vừa rồi của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về cuộc xung khắc giữa Israel và Palestine tạo nền tảng và khuôn khổ pháp lý quốc tế mới cho tiến trình hòa bình và hòa giải này cũng như cho định hướng về giải pháp cho cuộc xung đột. Tuy nhiên, nó vấp phải sự chống đối quyết liệt của Israel và Liên Hiệp Quốc không có đủ thiết chế cần thiết để buộc Israel tuân thủ.
Nếu như chính quyền sắp mãn nhiệm ở Mỹ gần như bất lực trước sự bất chấp của Israel thì chính quyền mới còn thiên lệch hẳn về phía Israel. Bởi vậy, nếu chính quyền mới này không tiếp tục chiều hướng điều chỉnh quan điểm mà chính quyền cũ đã thể hiện trong những ngày cuối cùng tại nhiệm thì nhiều khả năng tiến trình hòa bình và hòa giải giữa Israel và Palestine không những tiếp tục trì trệ và bế tắc mà thậm chí còn có nguy cơ bị đảo ngược.
Trong cả hai kịch bản, kết quả của hội nghị quốc tế ở Paris về Trung Đông dẫu có tích cực và đáng kể đến đâu về chính trị thì cũng vẫn sẽ không được Israel và Mỹ chấp nhận.
tin liên quan
Củng cố sự đã rồiTrong phát biểu mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry một lần nữa thể hiện quan điểm của chính quyền Tổng thống Barack Obama về định hướng giải pháp chính trị cho xung đột Israel - Palestine.
Bình luận (0)