Chất lượng sống bị ảnh hưởng thậm tệ
“Tôi thật sự khó chịu, chất lượng sống, công việc bị ảnh hưởng. Tôi cũng thử các kiểu rồi nhưng chỉ được chốc lát, không yên tâm, lúc nào cũng cảm giác mình bất lịch sự”, chị Thương than thở.
Đi khám, chị mới biết, tình trạng hơi thở có mùi của chị không phải tình cờ xuất hiện mà do vi khuẩn sinh sôi, phát triển từ trong miệng. Chúng phá vỡ các mảnh vụn thức ăn và tạo ra các hợp chất phát ra mùi tương tự mùi… trứng thối.
“Bác sĩ cũng nói tôi bị hôi miệng chính do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, chưa đúng. Chỉ xỉa răng không thể kéo hết thức ăn còn sót, vi khuẩn sinh sôi, gây hôi miệng”, chị Thương nói thêm.
Không những thế, việc xỉa răng còn khiến phần lợi của chị bị trầy xước, có lúc còn sưng đỏ, chảy máu kẽ chân răng. Đây là dấu hiệu sớm của bệnh viêm lợi – một nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhưng nhiều người chủ quan, bỏ qua.
Những người bị răng sâu, vừa nhổ răng khôn, có chỗ vỡ trơ tủy răng hoặc có lỗ hổng sâu răng, nhiều mảng cao răng, các bệnh viêm quanh răng, nhiệt miệng, tổn thương trong khoang miệng… cũng dễ bị hôi miệng.
Những người đeo niềng răng, răng giả, vi khuẩn dễ tích tụ ở các kẽ niềng, kẽ răng, gây mùi hôi. Hôi miệng cũng có thể do uống rượu, hút thuốc lá, ăn các thực phẩm để lại mùi nhiều như tỏi, hành, thức ăn cay…
Làm sao để hết cảnh hơi thở có mùi?
Để vệ sinh răng miệng đúng cách, cần uống nhiều nước để giữ ẩm miệng, tập thói quen đánh răng 2 lần/ngày. Vệ sinh kỹ các góc cạnh của miệng, loại bỏ các thức ăn thừa dính ở các kẽ răng; đánh, cạo lưỡi ngăn sự phát triển mạnh của vi khuẩn. Nếu mắc các bệnh lý trong miệng cần điều trị ngay; đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Việc lựa chọn kem đánh răng cũng rất quan trọng để “phòng từ xa" nguyên nhân gây hôi miệng. Chuyên gia khuyến cáo nên dùng sản phẩm kem đánh răng dược liệu tự nhiên bởi không chỉ làm sạch răng lợi, an toàn, ngừa sâu răng, mảng bám răng, giữ răng sáng bóng (không bào mòn men răng), mà còn giúp tăng cường máu lưu thông dưới tủy răng, lợi, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ răng lợi từ bên trong. Kem đánh răng dược liệu cũng giúp khử mùi hôi miệng, giữ hơi thở thơm mát.
Đông y ghi nhận một số vị dược liệu có tác dụng chăm sóc sức khỏe răng miệng đã được nghiên cứu, chiết xuất như: Vỏ quả cau, đinh hương, cam thảo, một dược, hoa hòe, keo ong…
Trong đó, Đinh hương có vị cay, tê, kháng khuẩn, khử mùi, được dùng trong nhiều bài thuốc giúp giảm các bệnh về răng miệng. Tinh chất bạc hà có tác dụng diệt khuẩn, thơm miệng, được dùng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác để tạo hơi thở thơm mát, tự nhiên. Sự phối hợp hài hoà giữa hai vị này sẽ giúp tăng tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây mùi.
Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh là một doanh nghiệp dược phẩm lớn được thành lập từ năm 2001 với thế mạnh về nghiên cứu, công ty sở hữu hệ thống nhà máy công nghệ cao, cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất tiên tiến.
Đặc biệt, Hoa Linh còn là đơn vị có đội ngũ dược sĩ chuyên ngành Bào chế dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm từ dược liệu, dưới sự tham vấn của các bác sĩ nha khoa đã nghiên cứu kỹ lưỡng về việc gia giảm hàm lượng các dược liệu để đạt hiệu quả cao và sản xuất thành công Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu.
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu, với thành phần tinh chất dược liệu (một dược, đinh hương, vỏ cau, cam thảo, bạc hà…), bổ sung vitamin và muối.
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu góp phần bảo vệ lợi, chắc chân răng, ngăn ngừa viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng, viêm quanh chân răng, sâu răng, đau nhức răng, giúp răng chắc khỏe từ gốc, loại trừ nguyên nhân gây hôi miệng.
|
Bình luận (0)