Qua bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân được đưa tới Nhật Bản trong cuộc xâm lược Triều Tiên, gốm Satsuma thừa hưởng đầy đủ các yếu tố để làm nên những tiêu bản rực rỡ nhất về màu sắc cũng như nước men. Vì thế, chẳng có gì là quá ngạc nhiên khi danh tiếng của gốm Satsuma đã vượt đại dương và lan tỏa đến các nước phương Tây. Cuối thế kỷ 19, người Pháp đã đem “niềm tự hào của Nhật Bản” để làm đẹp thêm cho một “niềm tự hào” khác mang tên: đèn dầu cổ.
Cặp đèn dầu được chế tác từ hai bình gốm sứ Satsuma được giới quý tộc Pháp yêu thích bởi sự kết hợp ngẫu hứng đặc biệt giữa hai nền văn hóa Đông - Tây. Song, theo sự phát triển của xã hội, đèn dầu cổ giờ đây không còn được sử dụng như công cụ thắp sáng nữa mà nó trở thành đồ vật trang trí nội thất sang trọng thể hiện sự đẳng cấp và gu thẩm mỹ tinh tế.
Cặp đèn dầu gốm sứ Satsuma nguyên bản được đưa từ Pháp về Việt Nam có chiều cao 65cm, bầu dầu 13,5cm, đường kính bầu gốm 10cm, đường kính đế 13,5 cm.
|
Bộ đồng hồ tượng cổ Pháp
Bộ đồng hồ tượng này được sản xuất tại Pháp vào khoảng thế kỷ 19. Ngoài phần đế làm từ đá cẩm thạch đen quý phái, còn lại đều bằng chất liệu antimon phủ đồng. Đồng hồ tượng cao 70cm, hai chân nến cao 66 cm, trông đồ sộ và kiên cố như một công trình kiến trúc thu nhỏ của người Pháp. Chân nến được chạm trổ các họa tiết hoa văn theo trường phái Art Nouveau cổ điển, cùng với bức tượng thiếu nữ toàn thân, chúng phối hợp nhau tạo nên một tính cách rất… châu u. Đặt bộ đồng hộ tượng cổ Pháp này trong nhà đồng nghĩa với việc bạn đã thổi vào không gian sống của mình chút hơi thở cận đại phương Tây.
|
Đèn dầu tượng cổ
|
Tương tự hai sản phẩm trên, đèn dầu tượng nữ thần có xuất xứ từ Pháp vào cuối thế kỷ 19. Bức tượng cũng được làm bằng chất liệu antimon phủ đồng, song nhìn rất đơn giản và thanh tao. Nếu bạn muốn thể hiện sự tinh tế và sang trọng cho căn nhà của mình thì không có gì phù hợp hơn là trang trí một cây đèn dầu tượng cổ còn nguyên bản. Thử tưởng tượng, giữa căn biệt thự lộng lẫy hiện đại le lói chút ánh sáng phát ra từ cây đèn dầu của vài trăm năm trước, khi mà nhân loại còn chưa “làm quen” với Thomas Edison…
Bài & ảnh: Ngân Vi
Bình luận (0)