Tổng mức đầu tư 3 dự án trên là 1.302 tỉ đồng, do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư (sử dụng vốn vay ODA và vốn tự có của EVNNPT), CPMB thay mặt EVNNPT quản lý điều hành dự án. Dự kiến, cả 3 dự án trên sẽ hoàn thành trong năm 2019, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường phụ tải ngày càng cao của địa phương và khu vực lân cận, tạo liên kết lưới truyền tải trong khu vực, tăng cường độ an toàn, tin cậy cung cấp điện cho khu vực.
Dự án đường dây (ĐZ) 220 kV Bình Long - Tây Ninh có tổng mức đầu tư 643,98 tỉ đồng; quy mô đầu tư gồm xây dựng khoảng 67,9 km ĐZ 220 kV 2 mạch từ trạm biến áp (TBA) 220 kV Bình Long đến TBA 220 kV Tây Ninh, cùng với đó là xây dựng 4,7 km ĐZ 220 kV 4 mạch và một số hạng mục khác.
Khi hoàn thành, dự án này sẽ góp phần chống quá tải cho ĐZ 220 kV Bình Long - Mỹ Phước và ĐZ 220 kV Củ Chi - Trảng Bàng hiện hữu; giảm tổn thất, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo linh hoạt vận hành lưới điện 220 kV khu vực trong chế độ vận hành bình thường và chế độ sự cố.
Trong khi đó, với mục tiêu góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng cao của tỉnh Khánh Hòa; tạo mạch 220 kV liên kết khu vực duyên hải miền Trung, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực, dự án đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm có tổng mức đầu tư 407,638 tỉ đồng, quy mô đầu tư phần ĐZ 220 kV gồm xây dựng 86,06 km ĐZ 220 kV 2 mạch. Cùng với đó là phần mở rộng ngăn lộ sẽ xây dựng mới 1 ngăn xuất tuyến 220 kV tại vị trí dự phòng tại TBA 220kV Nha Trang; xây dựng mới 1 ngăn xuất tuyến 220 kV, 1 ngăn máy cắt vòng và thanh cái vòng tại vị trí dự phòng tại TBA 220 kV Tháp Chàm.
Với Trạm biến áp 220 kV Quang Châu, tổng mức đầu tư là 250,865 tỉ đồng, nhằm lắp đặt máy biến áp 220/110/22kV công suất 250MVA. Khi hoàn thành, trạm sẽ góp phần đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng trưởng nhanh trên địa bàn hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cấp điện cho phụ tải, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện.
Bình luận (0)