Với những diện tích mì bị nhiễm bệnh nặng, năng suất ước giảm khoảng 30 - 40%, kéo theo ảnh hưởng thu nhập của nông dân.
Ông Võ Ngọc Châu, Phó trưởng phòng NN-PTNT H.Krông Pa, cho biết: “Nguyên nhân khiến nhiều diện tích mì bị bệnh khảm lá vi rút là do người dân sử dụng các giống bị nhiễm bệnh từ vụ trước để trồng. Trước đó, chúng tôi đã có khuyến cáo đến từng địa phương nhưng nhiều người dân không tuân thủ. Đặc biệt, chúng tôi khuyến cáo nông dân tuyệt đối không trồng giống mì HLS11 vì có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Nhưng do năng suất, hàm lượng tinh bột của giống mì này cao nên nhiều nông dân phớt lờ cảnh báo, vẫn trồng”.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp Gia Lai đã khuyến cáo, hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc diện tích mì chưa nhiễm bệnh hoặc nhiễm bệnh nhẹ để cây khỏe mạnh, vượt qua ngưỡng bệnh nhằm giảm thiểu tình trạng giảm năng suất. Ngoài ra, cần sử dụng các loại thuốc phòng trừ bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và sử dụng nguồn giống sạch bệnh để đạt hiệu quả.
Ngoài diện tích mì bị nhiễm bệnh, hiện bệnh vàng lá chết chậm gây hại trên cây hồ tiêu cũng đang diễn ra tại Gia Lai với diện tích hơn 1.000 ha, gây hại tại các vùng trồng tiêu như: Mang Yang, Đak Đoa, Chư Pưh, Chư Sê, Chư Prông…
Bình luận (0)