Theo ông Thành, xí nghiệp đã có buổi họp với Sở GTVT thành phố và các đơn vị liên quan về đề xuất thành lập bến thủy nội địa (phía bờ Q.1) trên đoạn sông Bạch Đằng.
Nếu được chấp thuận, 6 chiếc phà (trong đó có 4 phà loại 20 tấn, 1 phà loại 30 tấn và 1 phà loại 60 tấn) sẽ lần lượt được hoán cải thành tàu đưa đón khách du lịch dọc sông Sài Gòn.
Trước mắt, Sở GTVT ghi nhận phương án lập bến thủy nội địa nhằm tận dụng cơ sở vật chất và nhân lực hiện có của bến phà Thủ Thiêm.
|
Đối với 44 cán bộ, nhân viên của bến phà Thủ Thiêm, theo ông Thành, xí nghiệp sẽ bố trí từ 20 đến 30 lao động về làm việc tại bến phà Cát Lái (Q.2) vì bến phà này đang có kế hoạch mở rộng trong thời gian tới.
Một số lao động sẽ được bố trí công việc khi bến thủy nội địa đi vào hoạt động.
Đối với số lao động còn lại, lãnh đạo xí nghiệp đã đề nghị Trung tâm quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn xem xét tiếp nhận. Tuy nhiên, đơn vị này chưa có ý kiến phản hồi chính thức.
“Xí nghiệp cố gắng không để cán bộ, công nhân viên của bến phà Thủ Thiêm thất nghiệp”, ông Thành nói.
Bến phà Thủ Thiêm chính thức hoạt động từ năm 1975. Những chiếc phà với trọng tải lớn từng được xem là phương tiện hữu hiệu giúp người dân hai bên bờ (Q.1 và Q.2) tiết kiệm thời gian di chuyển.
Tuy nhiên, khi cầu Thủ Thiêm hoàn thành và được đưa vào khai thác (đầu năm 2011) và sắp tới đường hầm Thủ Thiêm cũng được đưa vào sử dụng (20.11.2011), bến phà Thủ Thiêm không còn được nhiều người lựa chọn.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày bến phà chỉ có khoảng 3.000 - 4.000 lượt người qua lại, thậm chí, có chuyến chỉ có 4-5 khách.
Từ đầu năm 2010 đến nay, mỗi tháng, bến phà Thủ Thiêm bù lỗ 200-300 triệu đồng.
Trần Duy
Bình luận (0)