CNET hôm 4.12 dẫn lại thông báo của Trustwave cho biết, cụ thể tin tặc đang nắm giữ được khoảng 1,58 triệu mật khẩu và tài khoản của người dùng thông qua các dịch vụ nền web (trong đó có khoảng 318.121 tài khoản của Facebook; 21.708 tài khoản của Twitter; 54.437 tài khoản của Google; 59.549 tài khoản Yahoo...).
Bên cạnh đó, tin tặc cũng đang nắm giữ khoảng 320.000 tài khoản từ các dịch vụ email khác nhau, 41.000 tài khoản của dịch vụ FTP, 3.000 tài khoản thông qua các chương trình đánh cắp từ xa và khoảng 3.000 tài khoản ngân hàng.
Cũng theo Trustwave, số lượng người dùng bị đánh cắp tài khoản có tỷ lệ cao nhất là ở Hà Lan, tiếp theo sau là Thái Lan, Đức, Singapore và Indonesia.
Các chuyên gia bảo mật cho biết, việc tin tặc đang nắm giữ một số lượng lớn tài khoản người dùng rất dễ cho tin tặc sử dụng các tài khoản này làm thành một mạng lớn botnet cực lớn hoặc làm gián điệp, chưa kể mọi thông tin liên quan đến người dùng trong tài khoản cũng đã không còn an toàn.
Cuộc điều cho ban đầu cho thấy, đa số tài khoản bị đánh cắp một phần lỗi là nằm ở người dùng sử dung mật khẩu quản trị quá đơn giản, thường chỉ là 123456, 123456789, 1234, hay đơn giản chỉ là chữ password.
Thành Luân
>> Phát hiện phương thức tấn công hàng loạt mới của tin tặc
>> Mạng Bộ Ngoại giao Hy Lạp bị tin tặc tấn công
>> 3 triệu tài khoản Adobe bị tin tặc kiểm soát
>> Mỹ truy tố 13 tin tặc Anonymous khét tiếng
>> Tin tặc tấn công website Văn phòng Thủ tướng Jordan
>> Tin tặc 16 tuổi của vụ tấn công mạng lớn nhất lịch sử internet bị bắt
>> Tin tặc công bố cách thức vượt qua Touch ID
Bình luận (0)