Các công trình kiến trúc đó hiện nay vẫn tồn tại và trở thành những biểu tượng, di sản vô giá của nhân loại.
Những tài sản vô giá
Không phải ngẫu nhiên mà Sài Gòn xưa được ví như Hòn ngọc Viễn Đông. Từ khoảng thế kỷ 19 khi người Pháp đến Việt Nam đã chọn Sài Gòn làm cứ điểm. Từ đó người Pháp đã quy hoạch vùng đất mới phía nam của Tổ quốc theo phong cách phương Tây. Những công trình như nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, UBND TP.HCM, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khách sạn Majestic, khách sạn Continental hay các biệt thự cổ được xây dựng từ thời Pháp đến nay vẫn là những tài sản vô giá của Sài Gòn và cả đất nước hình chữ S. Những nhà buôn, thương nhân từ khắp nơi đổ về đây làm ăn buôn bán, khiến nơi đây trở thành một điểm giao thương tấp nập. Thời điểm đó, kinh tế, kiến trúc, văn hóa - xã hội Sài Gòn vượt xa các nước cùng khu vực và được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Mỹ danh đó cũng theo chân các thương nhân lan truyền khắp thế giới. Ngày nay các công trình này cũng trở thành biểu tượng của TP.HCM.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đến nay TP.HCM còn khoảng 1.227 ngôi biệt thự cổ (được xây dựng trước năm 1975) và hơn 400 công trình ngoài biệt thự cần nghiên cứu, bảo tồn. Hiện UBND TP.HCM đã giao Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM nghiên cứu phương án phân loại và bảo tồn các căn biệt thự cổ này. Bởi nó không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn về văn hóa và kinh tế. Thế nên mới đây khi UBND TP.HCM dự kiến đập bỏ trụ sở Sở Công thương và Sở Thông tin - Truyền thông (59 - 61 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) mà người dân Sài Gòn xưa và nay vẫn gọi là Dinh Thượng thư để xây mới trụ sở làm việc của TP đã gây bức xúc trong dư luận. Ngay sau đó, rất nhiều chuyên gia có ý kiến ủng hộ bảo tồn như kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn, TS Nguyễn Thị Hậu, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Khương Văn Mười... Đặc biệt, trước đó phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cũng như Hội Văn nghệ sĩ TP.HCM cũng có đơn kiến nghị bảo tồn gửi đến chính quyền TP.HCM về việc bảo tồn công trình 130 tuổi này.
Thực tế, nhiều công trình kiến trúc lâu đời đang được bảo tồn, gìn giữ như một biểu tượng văn hóa, xã hội của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Đơn cử như căn biệt thự cổ gần 3.000 m2 tọa lạc tại 110 - 112 Võ Văn Tần (Q.3, TP.HCM) đã được chủ đầu tư thuê các chuyên gia từ Pháp mà đứng đầu là KTS Nicolas Viste (chuyên gia bảo tồn văn hóa) tiến hành trùng tu lại nguyên trạng. Hay nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) đang được trùng tu, nâng cấp theo đúng nguyên bản. Hơn 27.000 viên ngói Marseille được nhập từ Pháp của Hãng Monier, 84.000 viên ngói vảy cá và gần 11.000 viên ngói âm dương cũng được đặt hàng từ các nhà sản xuất từ Pháp để nhập về phục vụ cho việc trùng tu công trình.
Cần được bảo tồn và phát huy
|
KTS Ngô Viết Nam Sơn nhiều lần khẳng định giá trị vô giá của các công trình, kiến trúc cổ mang lại cho người dân TP.HCM và của nhân loại. Đó là biểu tượng của TP mà du khách đến đều phải ghé thăm và khi ra về họ không ngừng kể về nó. Do vậy, chính quyền TP cần phải làm tốt công tác phát huy, bảo tồn các công trình này.
Ngoài việc bảo tồn, theo các chuyên gia, các địa phương trong đó có TP.HCM cần xây dựng mới các công trình có kiến trúc cổ để làm phong phú thêm nền kiến trúc nước nhà. Thực tế, đã có doanh nghiệp khởi động việc này. Đó là Công ty CP đầu tư và xây dựng Phúc Khang (Phuc Khang Corporation) hợp tác với nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước để phát triển dự án Rome by Diamond Lotus ở khu vực Thủ Thiêm (Q.2, TP.HCM). Dự án 30 tầng thiết kế nguyên khối thành một tòa nhà mang dáng dấp của kiến trúc La Mã - một trong những kiến trúc vĩ đại nhất của nhân loại có từ trước Công nguyên. Theo thiết kế, bên ngoài tòa nhà gây ấn tượng bởi hàng cột La Mã uy nghi, mang đến ấn tượng chắc chắn, vững chãi cho tòa nhà. Nét cổ điển còn thể hiện qua các thiết kế mái vòm trên công trình, kết hợp thêm vật liệu như nhôm, kính. Ngoài ra, hình bóng đài phun nước Trevi cao 14 m, hồ bơi nước mặn vô cực tràn bờ rộng 1.100 m2, vườn La Mã rộng hơn 3.000 m2, những tiểu cảnh vườn treo tại tầng tiện ích... khiến Rome by Diamond Lotus trở thành công trình đặc sắc vươn tầm thắng cảnh cổ điển. Khu sân thượng kết thúc bằng vòm cong Roman cách điệu hình vương miện, với điểm nhấn là chum trên đỉnh tòa nhà như một viên ngọc lục bảo đính trên đỉnh vương miện.
KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi - Thành viên Hiệp hội Kiến trúc sư Rome, Cố vấn kiến trúc cấp cao của Phuc Khang Corporation: Cũng như các công trình châu Âu khác khi du nhập vào VN, Rome by Diamond Lotus có sự biến đổi cho phù hợp với khí hậu nhiệt đới và sở thích gần gũi với thiên nhiên của người Việt. Mong muốn của chủ đầu tư biến Rome by Diamond Lotus trở thành một biểu tượng mới của TP.HCM ở khu vực phía đông.
|
Bình luận (0)