Hợp tác liên kết mở ra cánh cửa phát triển cho ngành thiết bị y tế

31/05/2024 15:26 GMT+7

Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là thị trường tăng trưởng nhanh nhất. Đứng trước tiềm năng lớn, hợp tác liên kết được xem là chìa khóa thành công cho nhiều doanh nghiệp thiết bị y tế, đóng góp vào sự tăng trưởng kể trên của ngành.

Theo đó, thị trường thiết bị y tế toàn cầu dự kiến đạt 893,07 tỉ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng CAGR là 6,99%. Trong đó, châu Á - Thái Bình được đánh giá là thị trường thiết bị y tế có mức tăng trưởng nhanh nhất. Triển vọng tăng trưởng của thị trường thiết bị y tế ở châu Á những năm gần đây đang ở mức ấn tượng, với doanh thu được dự báo sẽ đạt tổng khoảng 225 tỉ đô la vào năm 2030, tăng từ 160 tỉ đô la vào năm 2022.

Lý giải điều này, ông Bijay Singh - Tổng giám đốc Điều hành Ngành Chăm sóc sức khỏe, Tập đoàn DKSH - nhà cung cấp Dịch vụ Phát triển Thị trường cho biết: "Hiện có nhiều yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thiết bị y tế ở châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh các yếu tố về dân số và kinh tế xã hội, yếu tố công nghệ và những thay đổi về hành lang pháp lý cũng rất quan trọng".

Cụ thể, dân số già hóa ở các nước Đông Nam Á được dự đoán sẽ tăng gấp đôi - từ 630 triệu năm 2020 lên 1,3 tỉ vào năm 2050. Một điều đáng cảnh báo đó là sự trẻ hóa ở tổng dân số mắc các bệnh mạn tính không truyền nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp mạn tính và tiểu đường. 74% những ca tử vong toàn cầu là có liên quan đến các bệnh mạn tính không truyền nhiễm, và có đến 41% trong số những ca tử vong nêu trên là trước 70 tuổi.

Sự trẻ hóa ở tổng dân số mắc các bệnh mạn tính không truyền nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp mạn tính và tiểu đường ngày càng tăng

Sự trẻ hóa ở tổng dân số mắc các bệnh mạn tính không truyền nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp mạn tính và tiểu đường ngày càng tăng

Chính những điều này thúc đẩy nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe cá nhân, và góp phần vào tăng trưởng của các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại gia như thiết bị đo huyết áp hay thiết bị kiểm tra đường huyết. Chỉ từ năm 2020 - 2027, riêng các thiết bị tự kiểm tra đường huyết được dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng hằng năm khoảng 11%.

Xét về những thay đổi liên quan đến các quy định pháp chế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đang chứng kiến nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng của ngành. Đơn cử, tại các quốc gia Đông Nam Á, việc đồng bộ hóa một số tiêu chuẩn, thủ tục cùng những quy định về kỹ thuật giúp giảm bớt rào cản trong việc triển khai một số thiết bị y tế đã được đăng ký trước đó. Điều này được thấy rõ ở một số quốc gia khu vực Bắc Á, khi các quốc gia như Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch các thiết bị y tế cấp thiết giữa các nước này.

Có thể thấy, các yếu tố công nghệ, điều kiện kinh tế - xã hội và sự đổi mới các quy định hiện hành sẽ tạo động lực phát triển cho ngành công nghiệp thiết bị y tế trong những năm tới. Điều này phần nào tạo ra cơ hội cho một số thị trường như Việt Nam trở thành "điểm nóng", đóng góp đáng kể vào bức tranh tăng trưởng chung của ngành trong khu vực.

Theo một nghiên cứu từ Report Ocean, ngành thiết bị y tế tại Việt Nam dự kiến đạt doanh thu 2.862,6 triệu đô la vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 7,9%. Việt Nam cũng được Ngân hàng Thế giới kỳ vọng sẽ duy trì vị trí top 20 thị trường thiết bị y tế ổn định và bền vững nhất toàn cầu.

Trong khi đó, theo dữ liệu từ Cục Cơ sở hạ tầng và Trang thiết bị Y tế, Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có trên 10.000 sản phẩm thiết bị y tế được đăng ký cấp số lưu hành, cấp giấy phép nhập khẩu để phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Tính đến tháng 5/2023, cả nước có khoảng trên 1.000 đơn vị sản xuất thiết bị y tế trong nước, hơn 2.500 đơn vị nhập khẩu với hàng trăm ngàn loại thiết bị khác nhau.

Với doanh nghiệp, trong bối cảnh ngành thiết bị y tế khu vực hướng tới sự tăng trưởng chưa từng có, việc liên kết, hợp tác để cung cấp các thiết bị y tế hàng đầu được xem là yếu tố then chốt đóng góp cho sự phát triển bền vững của toàn ngành. Các mối quan hệ đối tác xuyên biên giới và trong ngành với các đối tác phát triển thị trường chiến lược sẽ mang đến nhiều giá trị cho các doanh nghiệp.

DKSH Việt Nam đại diện Alcon, tập đoàn hàng đầu thế giới về chăm sóc mắt, ký kết hợp tác chiến lược "Giải pháp toàn diện trong phẫu thuật nhãn khoa" với Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn

DKSH Việt Nam - đại diện Alcon, tập đoàn hàng đầu thế giới về chăm sóc mắt, ký kết hợp tác chiến lược "Giải pháp toàn diện trong phẫu thuật nhãn khoa" với Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Đơn cử, Alcon, thương hiệu thiết bị nhãn khoa cao cấp đến từ Mỹ đã có hơn 10 năm hợp tác với DKSH để phát triển tại thị trường Việt Nam. Với những kinh nghiệm địa phương dày dặn cùng mạng lưới đối tác rộng khắp, DKSH đã góp phần giúp Alcon giữ vững vị thế và không ngừng phát triển tại Việt Nam mà không cần phải có mặt tại thị trường này.

Theo ông Bijay Singh, những liên kết hợp tác như vậy không chỉ thúc đẩy sự phát triển của cả ngành nghiệp thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe trong mỗi thị trường riêng lẻ, mà còn góp phần vào sự cạnh tranh toàn cầu.

Ông Bijay Singh - Tổng giám đốc Điều hành, Ngành Chăm sóc sức khỏe, Tập đoàn DKSH

Ông Bijay Singh - Tổng giám đốc Điều hành, Ngành Chăm sóc sức khỏe, Tập đoàn DKSH

Với mục tiêu cải thiện hiệu quả và hiệu suất trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi, việc liên kết nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm ưu việt ra thị trường được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện các chỉ số sức khỏe hay tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam. Do vậy, các mối quan hệ hợp tác này không đơn thuần là lựa chọn chiến lược, mà chính là lời cam kết với tương lai, khi thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.