New Delhi có đủ lý do để nghi ngại về tiềm lực quân sự của Bắc Kinh cũng như việc Trung Quốc không ngừng tranh thủ và đẩy mạnh quan hệ với các nước xung quanh Ấn Độ. Giữa 2 nước vẫn tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bất đồng về phân định biên giới sau cuộc chiến tranh năm nào. Hai nước vẫn triển khai lực lượng không nhỏ dọc biên giới tranh chấp. Trung Quốc cũng đâu đã bỏ qua việc Ấn Độ có quan hệ với Đạt Lai Lạt Ma bao nhiêu năm nay. Bối cảnh như thế không phải là tiền đề thuận lợi cho các quốc gia đẩy mạnh hợp tác về quân sự và an ninh. Vậy mà Ấn Độ và Trung Quốc lại làm được. Chuyến thăm của ông Lương và thỏa thuận diễn tập chung là sự khởi đầu.
Nguyên do chính có thể ở chỗ 2 bên còn nghi ngại nhau, nhưng lại lo ngại hơn về khả năng bên này hoặc bên kia bị lôi kéo ngả theo đối tác khác để gây dựng ảnh hưởng lấn át ở khu vực. Hợp tác trở nên cần thiết và cấp bách, vì qua đó có thể cùng tăng ảnh hưởng chứ không để bên kia có được ảnh hưởng lớn hơn. Hợp tác trong bất đồng nếu không giúp khắc phục thì cũng có thể làm bất đồng không sâu sắc thêm.
Thảo Nguyên
>> Ấn Độ, Trung Quốc nối lại hoạt động tập trận chung
>> Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc trấn an Ấn Độ
>> Ấn Độ phát hiện âm mưu khủng bố lớn
>> Ấn Độ phải phát triển lá chắn hạt nhân
>> Ấn Độ tăng cường tên lửa tối tân
>> Ấn Độ kiên quyết duy trì vũ khí hạt nhân
Bình luận (0)