Thời buổi hiện đại này, chỉ mặc áo dài thì dễ gây ấn tượng quá đơn giản trong ngày cưới?
Thế thì mọi người không để ý áo dài hiện đại, phong cách thiết kế cởi mở hơn, với phần cổ áo, ngực áo và họa tiết trang trí cũng sánh ngang với áo cưới mang phong cách châu u.
|
Muốn khuyến khích cô dâu mặc áo dài, nên Hùng rất thích tạo ra những tác phẩm hoa cưới dành cho áo dài: chất liệu vải hoặc chất liệu thiên nhiên tạo thành hình nón cách điệu, được trang trí hoa cầm trên tay như cầm nón hoa xinh xắn về nhà chồng.
Hoa cưới ấy có chút lãng mạn, tinh tế mang lại nét mới cho bó hoa cưới dành riêng cho áo dài. Ngoài ra, tôi còn sử dụng tượng cái quạt, bởi vì nó tượng trưng cho sự cởi mở như vòng tay luôn dang rộng, nó cũng tạo sự mềm mại nữa.
Rất nhiều ý tưởng khác nữa cũng dành cho áo dài, bởi áo dài Việt Nam có hai tà khi đứng khép lại, khi bước đi mở rộng ra một cách dịu dàng.
Những bó hoa cưới tôi thiết kế dành cho áo dài, bao giờ cũng có hai phong cách, gọn ở bên trên tay để lộ toàn bộ tà áo trước, nhấn mạnh eo cô dâu. Hoặc là tạo ấn tượng cho bó hoa cưới cầm trên tay, đó có thể là dòng suối buông dài, đèn lồng…
Nghĩa là phải rất dụng công nếu muốn nhiều người chọn áo dài cưới?
Bình thường mình thấy các cô dâu mặc áo dài cưới nhưng vẫn cầm những bó hoa cưới dành cho váy. Nói là không hợp cũng không hẳn, nhưng nó không có chút nào dân tộc trong các bó hoa cưới đó.
Bây giờ tôi thấy các cô dâu ngày càng chọn áo dài cưới nhiều hơn. Trước hết tôi cũng rất vui vì đi qua bờ Hồ, khu có cảnh đẹp của Hà Nội thấy thấp thoáng áo dài của các cô dâu chụp ảnh cưới.
Đó đã là bước tiến rồi, bước tiếp theo phải trông chờ sự sáng tạo của các nhà thiết kế áo dài, hoa để đưa trào lưu này lên cao hơn, để công chúng quay lại với nghệ thuật truyền thống.
Với anh một bó hoa cưới đẹp trông thế nào?
Bố cục rõ ràng, khi nhìn vào người ta biết được sở thích, cá tính của cô dâu cũng như ý định của tác giả, và phù hợp trang phục, không gian cô dâu tổ chức tiệc.
Đơn cử như đám cưới giữa mùa hè mà cầm bó hoa cưới đỏ rực thì bức bối cho mắt, nhưng với bó hoa sen trắng và mùi thơm dịu chắc chắn sẽ mang cảm giác nhẹ nhàng, thư thái cho thấy cô dâu rất tinh tế.
25 năm làm nghề, anh có ấn tượng đặc biệt nào về hoa cưới?
Đó là đám cưới ấn tượng của tỷ phú Mỹ tại Nam Hải resort ở Đà Nẵng năm 2007. Tôi vượt qua rất nhiều nhà thiết kế trong khu vực, được chọn thiết kế trang trí tiệc cưới và hoa cưới. Ban đầu, cô dâu muốn cầm bó hoa cưới tròn, đơn giản.
Nhưng ngắm thấy cô dâu thích biển, thích các con sóng tôi chợt nảy ý tưởng dùng pha lê kết thành chuỗi dài như sóng biển, kết trên đó những bông hoa lan hồ điệp, như những bông hoa trên mặt sóng.
Bó hoa dài trên 2 m, khi đứng trên lễ đài mọi người cảm nhận cô dâu cầm trên tay 1 con sóng lấp lánh pha lê và hoa, tượng trưng cho hạnh phúc đang vỗ về cuộc sống.
Còn xu thế hoa cưới năm nay?
Năm 2011 hoa lan hồ điệp lên ngôi. Năm nay nó vẫn được sử dụng nhưng kèm theo hoa địa lan. Địa lan màu sắc không tươi tắn được như hồ điệp, trầm hơn một chút nhưng có độ sâu lắng, đòi hỏi sự tinh tế khi phối màu của nhà thiết kế.
Ngoài thị trường hoa tặng tràn ngập cửa hàng hoa, bó hoa gói đủ kiểu nhưng để có bó hoa được gói cho văn minh cũng không dễ?
Với xu hướng hoa tặng các nước hiện nay, giấy gói không phải chất liệu trang trí chính mà chỉ là phần che đi phần cuống hoa.
Bây giờ họ sử dụng lá, nghệ thuật tết lá, sử dụng lá bản lớn, nhỏ để tạo ra bó hoa thực sự thiên nhiên, để người nhận sẽ có bó hoa đích thực chứ không phải một bó giấy.
Ở Việt Nam vẫn phổ biến việc người ta có thể chi tiền giấy gấp 10 lần tiền hoa.
Tuy nhiên Hùng cảm nhận được một số bộ phận trí thức học được phong cách hiện đại của các nước, họ thích một bó hoa phối hợp tinh tế, bó gói đơn giản.
Theo Thủy Trúc / Tiền Phong
>> Vụ cưới vợ bằng vàng giả: Cô dâu và chú rể cùng "mất tích"?
>> Cô dâu chạy đua
>> Mơ làm cô dâu 7 tạ
>> Cô dâu sinh con ngay trong ngày cưới
Bình luận (0)