Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Các quốc gia thành viên, cơ quan tập hợp đại diện 123 quốc gia thành viên của ICC, cho biết đã có "những lời đe dọa nhằm vào Tòa án Hình sự Quốc tế cũng như các biện pháp được công bố chống lại công tố viên và thẩm phán của tòa".
"Văn phòng Chủ tịch Hội đồng lấy làm tiếc về những hành động cản trở các nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với các hành vi bị cấm theo luật pháp quốc tế chung", văn phòng trên nói trong một tuyên bố.
Nga mở điều tra công tố viên, thẩm phán ICC sau lệnh bắt Tổng thống Putin
Hội đồng cũng "tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của mình đối với Tòa án Hình sự Quốc tế", tuyên bố cho hay.
ICC hôm 17.3 đã công bố lệnh bắt giữ ông Putin với cáo buộc trục xuất trẻ em Ukraine một cách bất hợp pháp. Công tố viên Khan nói với AFP rằng số lượng trẻ em bị trục xuất có thể "lên tới hàng nghìn".
ICC cho biết họ cũng đã ban hành lệnh bắt giữ bà Maria Lvova-Belova, quan chức Nga phụ trách lĩnh vực quyền trẻ em, với cáo buộc tương tự.
Moscow tuyên bố các lệnh bắt giữ này là "vô hiệu".
Đại sứ Nga tại LHQ cho biết số trẻ em được đưa đến Nga lánh nạn sẽ được hồi hương khi tình hình ổn định.
Theo Kyiv, hơn 16.000 trẻ em Ukraine đã bị trục xuất sang Nga kể từ khi chiến sự bùng nổ vào ngày 24.2.2022, trong đó nhiều trẻ em được cho là đã bị đưa vào các cơ sở nuôi dưỡng.
Theo truyền thông Hà Lan, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nói về việc tấn công thành phố The Hague của Hà Lan, nơi đặt trụ sở của ICC, bằng một tên lửa siêu thanh để đáp trả quyết định của tòa về việc bắt giữ nhà lãnh đạo Nga.
Xem nhanh: Ngày 391 chiến dịch, Ukraine sẽ sớm có xe tăng Abrams, đạn DU; sẽ phản công cô lập Crimea?
Moscow hôm 20.3 cho biết họ đã mở một cuộc điều tra hình sự đối với công tố viên Karim Khan và một số thẩm phán của ICC về quyết định “bất hợp pháp” liên quan đến ông Putin.
Bình luận (0)