Với dấu vân tay 3D, cảnh sát có thể đột nhập vào điện thoại của một ai đó sử dụng mở khóa bằng dấu vân tay mà không cần phải can thiệp vào các biện pháp an ninh cửa hậu (backdoor).
Theo Fusion, các điều tra viên đang ngăn cản Giáo sư Jain chia sẻ chi tiết cụ thể, chỉ biết rằng phiên bản hiện tại có thể giúp tạo ra dấu vân tay 3D để truy cập vào điện thoại của một người đã chết, từ đó cung cấp manh mối về động cơ gây án. Trước đó, cảnh sát đã lấy dấu vân tay của người này khi ông còn sống (đã bị bắt trước đó), và cung cấp dữ liệu cho Jain để tạo ra phiên bản 3D của 10 dấu vân tay của hung thủ.
Do cảm biến cảm ứng điện dung yêu cầu da thật, theo lý thuyết giáo sư Jain sẽ bao phủ các ngón tay giả với một lớp mỏng các hạt kim loại để đánh lừa điện thoại. Hiện ông Jain và các nghiên cứu sinh của ông vẫn còn một vài tuần để tinh chỉnh các dấu vân tay được in trước khi giao lại cho cảnh sát.
Sử dụng dấu vân tay của một người đã khuất để vượt qua lớp bảo mật của điện thoại đã nhanh chóng nhận những phản ứng mạnh mẽ đến từ người ủng hộ quyền riêng tư. Theo các nhà phản biện, họ cho rằng công nghệ này sẽ làm tăng mối quan tâm lớn dành cho tính riêng tư. Họ lo ngại rằng có thể một ngày nào đó các cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng dấu vân tay 3D của một người bị tình nghi còn sống để truy cập điện thoại. Cụ thể, cảnh sát có thể lấy dấu vân tay của bất cứ ai bị bắt và tạo ra dấu vân tay 3D để mở khóa thiết bị phục vụ điều tra.
Trước đó, vào tháng 5.2016, một tòa án ở Los Angeles đã được quyền truy cập iPhone của một nữ nghi can sau khi buộc cô đặt ngón tay vào cảm biến vân tay iPhone để mở khóa thiết bị.
Bình luận (0)