Trung tâm chống khủng bố bao gồm các bộ trưởng, những người đứng đầu quân đội và cảnh sát, có nhiệm vụ là phản ứng nhanh, đối phó với tình huống khủng bố nhằm tránh tạo ra "tác động xấu" cho Indonesia, Bộ trưởng phụ trách an ninh Luhut Pandjaitan nói với các phóng viên.
Vấn đề khủng bố được Jakarta đặt ra trong bối cảnh thời gian gần đây nhiều công dân nước này bị bắt cóc tống tiền ở nước ngoài.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014, Tổng thống Widodo đặt vấn đề an ninh hàng hải lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ.
Jakarta nói rằng các vụ cướp biển ở vùng biển giữa Indonesia và Philippines đang gia tăng đáng lo ngại và có thể đạt đến mức độ nguy hiểm như ở Somalia. Giới chức Indonesia kêu gọi tàu bè đề phòng khi qua những khu vực có nhiều nhóm hải tặc đang hoạt động này.
|
Có ít nhất 18 người Indonesia và Malaysia đã bị bắt cóc trong 3 vụ tấn công hồi tháng 4.2016 ở vùng biển Philippines; những cuộc tấn công được cho do nhóm Abu Sayyaf hoặc những tổ chức có liên hệ với nhóm này tiến hành. Abu Sayyaf từng đăng video trên mạng xã hội cam kết trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria. Manila gọi đây là lực lượng khủng bố và là mục tiêu cần tiêu diệt của chính phủ.
Nhóm khủng bố này đòi Indonesia trả tiền chuộc để đổi lấy sự an toàn của các công dân nước này đang bị bắt làm con tin. Vừa qua, Jakarta tuyên bố trả tiền chuộc cho hải tặc. Tuy nhiên chưa thấy truyền thông Indonesia đưa tin vụ trao đổi con tin đã được thực hiện và các con tin đã được phóng thích hay chưa.
Bình luận (0)