Theo Engadget, mặc dù báo cáo không giải thích chi tiết lý do tại sao sản phẩm của Intel thiếu sự quan tâm nhưng có thể vì các nhà sản xuất như Asus, Acer hay Dell đã tập trung nguồn lực của họ vào việc phát triển tai nghe Microsoft Mixed Reality.
Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn với PCWorld trước đây, Giám đốc nhóm VR của Intel - Kim Pallister, cho rằng một tai nghe VR độc lập không nhất thiết phải đảm bảo các yếu tố hình dáng tối ưu và không thể cạnh tranh về hiệu suất so với các thiết bị dựa trên máy tính cá nhân.
Thay vì tiếp tục đầu tư vào Project Alloy, Intel sẽ hướng tập trung của mình vào phát triển kết nối WiGig cho phép sử dụng tai nghe VR kết nối không dây với máy tính cũng như tạo ra các công nghệ liên quan đến VR khác.
Các công nghệ mà Intel hướng đến để tối ưu hóa trải nghiệm AR/VR gồm bộ xử lý hình ảnh Movidius, cảm biến độ sâu Intel RealSense, giải pháp mô phỏng 6 bậc tự do (6DoF) và các công nghệ hỗ trợ như Thunderbolt hay Intel Optane.
Tất cả giải pháp công nghệ mà Intel hướng đến đều được hỗ trợ bởi một danh mục các tính năng mạnh mẽ của phần mềm cũng như hệ sinh thái VR, từ bộ dụng cụ thiết kế phần mềm cho đến các thiết kế tham khảo nhằm thúc đẩy sự đổi mới trong việc tạo ra nội dung phong phú và hấp dẫn. Project Alloy là một minh chứng tuyệt vời cho tham vọng của Intel nhằm nâng cao trải nghiệm VR.
Bên cạnh đó, Intel cũng đã chuyển trọng tâm vào nội dung VR trong thời gian gần đây. Trong tháng 3.2017, công ty đã thâu tóm Replay Technologies, công nghệ phát lại nội dung video 360 độ cho giải NBA.
tin liên quan
Intel lắp đặt hệ thống máy ảnh 3D tại các sân vận động
Intel vừa tuyên bố sẽ mở rộng việc lắp đặt hệ thống máy ảnh 3D cho 8 đội bóng của Giải Bóng bầu dục Quốc gia (NFL), bao gồm Cardinals, Panthers, Browns, Colts, Chiefs, Vikings, Patriots và Redskins.
Bình luận (0)