(TNO) Một vật thể nhỏ, có thể là thiên thạch, đã đâm xuyên qua bảng năng lượng mặt trời trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), tạo nên một "lỗ đạn", RIA Novosti dẫn lời phi hành gia Canada và là chỉ huy trưởng Đoàn bay quốc tế ISS thứ 35 Chris Hadfield nói ngày 30.4.
"Lỗ đạn" có thể do một viên đá nhỏ từ vũ trụ bay xuyên bảng năng lượng mặt trời của chúng ta. May mắn là nó không đâm vào các mô-đun của trạm, phi hành gia Chris Hadfield viết trên trang mạng xã hội Twitter.
|
Đồng thời, chỉ huy trưởng ISS cũng tiết lộ bức ảnh cho thấy tấm năng lượng mặt trời bị hư hại, được ông chụp trong lần đi bộ ngoài không gian gần đây.
Phi hành gia Chris Hadfield cho rằng "lỗ đạn" có thể gây ra bởi một vật thể bay ngẫu nhiên, cũng có thể là rác vũ trụ, tuy nhiên với kích cỡ nhỏ, nó không có khả năng làm hư hại thân trạm.
Được biết, hiện trên ISS đang có sáu người sinh sống và làm việc thuộc Đoàn bay quốc tế ISS thứ 35. Trong đó, chỉ huy trưởng Chris Hadfield (Cơ quan Vũ trụ Canada - CSA) cùng Tom Marshburn (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA) và Roman Romanenko (Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga - Roscosmos) được tàu vũ trụ Soyuz TMA-07M đưa lên trạm vào ngày 21.12.2012, dự kiến trở về Trái đất trong tháng 5 tới.
Ba phi hành gia còn lại là Chris Cassidy (NASA), Alexander Misurkin và Pavel Vinogradov (cùng thuộc Roscosmos) được tàu vũ trụ Soyuz TMA-08M đưa lên trạm vào ngày 28.3 qua, sẽ trở về vào tháng 9 tới.
Ngày 26.4 qua, các phi hành gia trên ISS đã đón tàu tiếp tế Progress M-19M mang theo 2,5 tấn hàng hóa gồm thực phẩm, nhiên liệu và các thiết bị khoa học đến cung cấp cho trạm
Tiến Dũng
>> Bất chấp sự cố, tàu tiếp tế vẫn đến được ISS
>> Nga phóng tàu tiếp tế lên ISS
>> Nga sắp phóng tàu tiếp tế lên ISS
>> ISS dọn đường đón tàu tiếp tế mới
>> ISS sẽ thành nơi lạnh nhất vũ trụ
>> Siêu âm cột sống trên ISS
>> Tàu Soyuz rời bệ phóng đưa ba phi hành gia đến ISS
>> ISS tăng quỹ đạo 2,5 km để đón tàu Soyuz
>> Ba phi hành gia trở về an toàn từ trạm ISS
>> Khả năng thiên thạch tấn công Nga
>> Thiên thạch áp sát Trái đất vào năm 2026
>> Mỹ trưng bày mảnh vỡ thiên thạch Nga
Bình luận (0)