Theo một số ước tính, số ngà voi và sừng tê giác bị thiêu hủy tại thủ đô Nairobi sẽ có giá trị hơn 150 triệu USD. Nhà chức trách tỏ quyết tâm dùng biện pháp này để lên án các hoạt động săn trộm, trong bối cảnh thị trường ngà voi vẫn hoạt động mạnh trong nhiều năm qua, trải dài phần lớn ở châu Á và đặc biệt Trung Quốc.
“Theo quan điểm của Kenya, chúng tôi không xem đây là hành động đốt tiền. Giá trị duy nhất của ngà voi là khi nó hiện diện trên một con voi sống”, Tổng giám đốc Cơ quan phụ trách động vật hoang dã Kenya, ông Kitili Mbathi nói với CNN.
Từ năm 2010 tới 2012, những kẻ săn trộm đã giết hơn 100.000 con voi châu Phi, theo nghiên cứu của ông George Wittemyer và các đồng sự tại Đại học bang Colorado (Mỹ). Đây là mức độ giết hại có thể dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng cho loài vật này.
Nạn săn trộm tê giác ở Nam Phi tăng cao kỷ lục
(TNO) Chính phủ Nam Phi cho biết nạn săn trộm tê giác trong 4 tháng đầu năm 2015 đã tăng cao kỷ lục. Tê giác ở Nam Phi đang bị săn để lấy sừng rồi bán sang các nước châu Á làm thuốc.
Quan chức phụ trách vấn đề động vật hoang dã ở Kenya cho biết họ hy vọng thu hút sự chú ý từ việc đốt ngà voi này, từ đó tạo thông điệp đánh thức hiểu biết của người tiêu dùng từ Trung Quốc về hậu quả từ nhu cầu của họ đối với số lượng voi đang cạn dần trên thế giới.
“Khi Kenya đốt hơn 100 triệu USD ngà voi, họ sẽ nói là ‘Chuyện quái quỷ gì thế?’. Nó sẽ giúp họ sáng mắt ra để thấy những chuyện đang xảy ra”, quan chức thuộc cơ quan phụ trách động vật hoang dã Kenya, ông Richard Leakey nói.
Tại các vùng cận sa mạc Sahara, các nhà bảo tồn đã đẩy mạnh những nỗ lực chống săn trộm như đưa thiết bị giám sát không người lái vào hoạt động, các nhóm bảo vệ có vũ trang, gắn định vị cho voi để phát tín hiệu mỗi khi có một con voi bị bất động...
Mặc dù vậy, các chuyên gia nói rằng việc bắt bớ chưa thể gây tác động lớn vì những kẻ săn trộm rất ít khi bị truy cứu trách nhiệm. Chỉ 10% những kẻ săn trộm bị truy tố, The Washington Post dẫn thông tin từ tổ chức phi lợi nhuận WildlifeDirect ở Nairobi cho biết. Nhiều thành phần trong các tổ chức tố tụng có dấu hiệu tham nhũng, nên kẻ săn trộm thường không ngồi tù sau khi chung tiền.
Bình luận (0)