Nhiều người mắc bệnh u xơ tử cung, đặc biệt là chị em phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thường có những thắc mắc: u xơ tử cung có nguy hiểm không? Ở kích thước nào mới cần phẫu thuật? Điều trị như thế nào mới hiệu quả?...
Kết hợp đông - tây y để điều trị bệnh có hiệu quả
Tại Việt Nam, theo một thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh u xơ tử cung chiếm khoảng 30% phụ nữ ở độ tuổi 35 và khoảng 60% phụ nữ ở độ tuổi 50.
U xơ tử cung phổ biến ở nữ giới và ở mọi độ tuổi, phổ biến là trong giai đoạn sinh đẻ, đang mang thai. Người bệnh thường đến khám vì rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, chậm có thai hoặc ra máu âm đạo bất thường, cảm giác nặng bụng, tức bụng, đau vùng hạ vị hoặc hố chậu.
Nếu khối u to có thể chèn ép lên các tổ chức lân cận, lên bàng quang gây tiểu nhiều lần, đôi khi gây bí tiểu, lên trực tràng gây táo bón hay đau khi đại tiện.
Mặc dù xuất phát là khối u lành tính, nhưng theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc u xơ tử cung tuyệt đối không được tự ý điều trị khi chưa có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí là gây biến chứng vô sinh, mất quyền làm mẹ, ung thư tử cung.
Điều trị u xơ tử cung có thể bằng biện pháp theo dõi, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật, việc lựa chọn cách thức can thiệp phụ thuộc vào tình trạng từng người bệnh dựa vào các yếu tố kích thước, vị trí khối u.
Nếu khối u nhỏ chưa gây ra các triệu chứng như rong kinh, rong huyết thì theo dõi khám định kỳ hoặc điều trị nội khoa, chỉ cần uống thuốc. Nếu khối u lớn kèm theo các triệu chứng trên thì cần tiến hành phẫu thuật, tùy vào tình trạng người bệnh mà quyết định bảo tồn hay cắt bỏ tử cung theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
|
Theo các chuyên gia, nếu u xơ tử cung ở thể nhẹ, được phát hiện sớm, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm với nguồn gốc thảo dược chứa thành phần chính là cây trinh nữ Crila thuộc loài trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam nhằm hỗ trợ ức chế và thu nhỏ các khối u, tăng cường sức khỏe buồng trứng, tử cung.
Khắc tinh của u xơ tử cung có nguồn gốc thiên nhiên
Liên quan đến câu chuyện điều trị u xơ tử cung bằng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, hiện nay nhiều người đã và đang biết đến cây trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh.) thuộc loài trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) có ở Việt Nam với biệt danh “khắc tinh của u xơ tử cung”.
|
Theo tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm - người đã đạt Giải thưởng Nhà nước năm 2010 với công trình nghiên cứu cây trinh nữ hoàng cung; sở hữu đề tài khoa học về cây trinh nữ Crila được Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, trinh nữ Crila chính là một loài thảo dược quý đã được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị u xơ tử cung từ nhiều năm qua tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện có nhiều loại cây trinh nữ hoàng cung, dù có hình dáng thực vật giống nhau nhưng lại có tác dụng khác nhau. Trong đó cây trinh nữ Crila, Bộ Y tế đã chọn để được Nhà nước đầu tư nghiên cứu và phát triển phục vụ sức khỏe người dân và xuất khẩu.
|
Thành phẩm từ loại cây này còn được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. “Trinh nữ Crila có các hoạt chất sinh học (các alcaloid) ức chế sự phát triển tế bào khối u, kích thích miễn dịch, tạo máu, chống viêm và ít ảnh hưởng đến gan thận, sức khỏe của người sử dụng.
“Đối với nhiều bệnh nhân u xơ tử cung, thành phẩm từ cây trinh nữ Crila đã được thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương kết hợp với hội đồng đến từ Đại học Dược Hà Nội kết quả thử nghiệm đạt 79,5% số người tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước 6 cm trở xuống)”, TS-DS Trâm cho biết.
|
Được biết, tại Việt Nam, cây trinh nữ Crila được nhân giống và nuôi trồng tại vùng trồng đạt chuẩn GACP-WHO tại Long Thành (Đồng Nai). Với điều kiện nuôi trồng đạt chuẩn GACP-WHO tại Việt Nam, cây trinh nữ Crila được trồng và thu hái đảm bảo chất lượng cao, tạo được những hoạt chất sinh học quý.
Cũng theo TS-DS Trâm, hoạt chất trong cây trinh nữ Crila có thể dùng được trong thời gian dài. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không tùy ý sử dụng cây, bởi có thể nguy hại sức khỏe, hiện có nhiều cây hình dáng thực vật giống với cây trinh nữ Crila nhưng chưa được nghiên cứu để có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
Bình luận (0)