Trong thực chất, chuyến đi của ông Netanyahu không tạo được chuyển biến đáng kể gì giúp hai bên đồng hành trong quá trình đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.
Mỹ và Israel phụ thuộc lẫn nhau về không ít phương diện. Mỹ là đồng minh chiến lược quan trọng và quyết định nhất đối với việc đảm bảo an ninh cho Israel hiện tại cũng như trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Palestine sau này. Nói cách khác, dù muốn hay không thì Israel vẫn cần đến sự bảo hộ an ninh của Mỹ. Mặt khác, Mỹ trước hết phải thuyết phục Israel chấp nhận thỏa thuận hòa bình với Palestine. Nghĩa là Israel phải nhượng bộ Palestine, nếu thực sự muốn có giải pháp hòa bình dứt điểm và lâu bền cho xung đột.
Thế nhưng, hai đối tác này lại có lợi ích khác nhau và cách tiếp cận khác nhau để thực hiện lợi ích đó. Ông Netanyahu mượn ưu tiên đảm bảo an ninh và cả hình ảnh “cứng rắn với Mỹ” để đáp ứng nhu cầu nội bộ nên đặt điều kiện tiên quyết cho Palestine. Còn Mỹ thấy cần lưu ý thỏa đáng hơn đến Palestine và coi giải pháp hòa bình với Palestine mới là đảm bảo bền vững nhất cho an ninh của Israel. Chuyến đi của ông Netanyahu chưa giúp hai bên khắc phục sự khác biệt đó. Vì thế, tiến trình hòa bình ở Trung Đông sẽ vẫn còn trì trệ và trắc trở.
Thảo Nguyên
>> Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama
>> Ông Barack Obama tặng ông Tập Cận Bình ghế “làm từ gỗ Mỹ”
>> Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên thệ nhậm chức
>> Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Myanmar
>> Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử
Bình luận (0)