Khai mạc Hội thảo ‘Việt Nam học trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng’

10/12/2022 18:18 GMT+7

Hội thảo Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, độc giả với trên 100 bài viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, xoay quanh nhiều chủ đề: văn học, văn hóa, nghệ thuật .

Sáng 10.12 tại trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) đã khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 - 2022 với chủ đề Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng.

Buổi hội thảo do TS. Trần Thị Mai Nhân, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thơ, TS.Lê Hoàng Dũng đồng chủ tọa, cùng sự tham dự của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng viên, sinh viên, cùng nhiều độc giả tham gia trực tiếp và trực tuyến thông qua nền tảng ứng dụng kỹ thuật số.

TS. Trần Thị Mai Nhân, Q. Trưởng khoa Việt Nam học phát biểu đề dẫn

Quang cảnh buổi hội thảo

anh hào

Đầu tiên, tham luận của GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm, Khoa Văn hóa học. Ông đã nói về chủ đề Kết quả thi PISA và hiện trạng của giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập và phát triển dưới góc nhìn văn hóa. Ông nhấn mạnh các nội dung chính như: Sự phối hợp những đặc trưng của 2 loại hình văn hóa đã tạo nên thành tích giáo dục cao đột biến của Việt Nam trong các kỳ thi PISA, vượt ra ngoài khuôn khổ mô hình lý thuyết của OECD.

Sự khác biệt về loại hình văn hóa và thành tích PISA cao bất thường cũng tạo nên những ngộ nhận về thành tựu giáo dục, khiến ta quên rằng bệnh thành tích và nạn gian lận thi cử cũng cao bất thường. Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa kết quả trung gian cao và kết quả cuối cùng thấp (bằng nghĩa với việc “học giỏi mà vẫn nghèo”) là nghịch lý lớn của giáo dục Việt Nam,... Để khắc phục ngộ nhận, cần thay đổi thước đo hiệu quả của giáo dục. Để phát triển đất nước, cần nhìn thẳng vào sự thật.

TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo

anh hào

Còn tham luận của PGS.TS. Trần Thị Phương Phương, Khoa Văn học thì đi sâu vào nhân vật Maya Kashel - Dịch giả văn học Việt Nam ở Ukraina cùng sự đóng góp của người phụ nữ tàn tật Maya Kashel đối với văn học nước ta.

Bà học tiếng Việt bằng cách nghe đài, đọc báo và sự giúp đỡ của học sinh, sinh viên đang học ở Liên Xô, cùng với sự giao lưu với nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ để bà có thể dịch được tác phẩm Việt Nam sang tiếng Ukraina. Có thể kể đến tác phẩm mà Maya Kashel đã dịch như: Đất rừng phương Nam, Con cóc là cậu ông trời, Truyện cổ tích Việt Nam, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên,...

Tham luận của PGS.TS. Sokolov Anatory Alexeevich (Viện Đông phương học, Viện hàn lâm Khoa học Nga, Moskva, Liên Bang Nga), được cô Trần Thị Phương Phương trình bày thay. Theo như sự nhìn nhận của cô Phương thì Sokolov là nhà nghiên cứu đang dạng, phong phú và thú vị. Nghiên cứu của ông tham dự hội thảo lần này là về Họa sĩ - nhà du hành người Nga Alexander Yakovlev: Đông Dương, năm 1932. Theo đó, ông là một họa sĩ và người làm đồ họa nổi tiếng và thực hiện nhiều chuyến công du và khám phá những nơi mới, cùng với những bức tranh mà ông đã thực hiện khi đến Việt Nam.

GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm, Khoa Văn hóa học trình bày tham luận

Những tiết mục văn nghệ được thể hiện bởi nhóm sinh viên đến từ nhiều nước của khoa Việt Nam học

ANH HÀO

Hiện nay, theo chia sẻ của TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV thì ngành Việt Nam học là một ngành hấp dẫn, thu hút được nhiều người học đến từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, nhà trường luôn chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh,...

Do đó, việc tổ chức các tọa đàm khoa học về Việt Nam học như hội thảo Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng là một việc làm thường xuyên của nhà trường và khoa Việt Nam học. Cùng với những giá trị mà cuộc hội thảo mang lại, năm nay nhà trường muốn tổ chức Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 để cùng hòa chung không khí 65 năm thành lập trường.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.