Phát hiện trên có thể giúp phá giải bí ẩn về bề mặt luôn chói sáng của Vesta, theo các chuyên gia của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) tại Mỹ.
Vesta là tiểu hành tinh lớn thứ hai của hệ mặt trời, với bề ngang 530 km và đôi khi có thể quan sát được bằng mắt thường. Nó chỉ chịu thua Ceres, vốn được liệt vào dạng hành tinh lùn.
Chứng cứ gần đây cho thấy, giống như Trái đất, Vesta được chia thành lõi, lớp phủ và vỏ, hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cho rằng tiểu hành tinh khổng lồ này được sinh ra dưới dạng vật thể hành tinh, nhưng chưa bao giờ phát triển thành một hành tinh thực thụ.
|
Theo dữ liệu từ phi thuyền Dawn của NASA, phần lõi kim loại của Vesta có bề ngang 220 km, chiếm từ 5 đến 25% khối lượng tổng thể của nó.
Vesta đôi khi cũng chạm trán với các vật thể bên trong hệ mặt trời, chẳng hạn như các thành viên của vành đai tiểu hành tinh chính, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Những lần đụng độ này đã lóc lớp đá khỏi bề mặt Vesta.
Trong cuộc nghiên cứu mới, các chuyên gia tiến hành phân tích mẫu thiên thạch đen bóng được tìm thấy vào năm 1981 ở Nam Cực. Hàm lượng đồng vị ô xy của nó hoàn toàn khớp với mẫu đá trên Vesta, theo báo cáo đăng trên chuyên san Science.
Tinh thể bị từ tính hóa trong thiên thạch cho thấy Vesta từng có một từ trường mạnh vừa đủ để ghi dấu ấn lên các lớp đá bề mặt. Kết quả phân tích cho thấy lớp vỏ của Vesta vẫn bị từ hóa cách đây 3,69 tỉ năm.
Từ trường lúc đó có thể đã giúp bảo vệ Vesta khỏi các cơn bão điện tích từ mặt trời, cho phép nó giữ được bề mặt sáng chói.
Hạo Nhiên
>> Tàu vũ trụ Dawn tiếp cận tiểu hành tinh Vesta
>> Vesta là hành tinh sơ sinh
>> Phát hiện hành tinh kim cương lớn gấp đôi Trái đất
>> Dùng tiểu hành tinh chắn mặt trời
>> NASA mở cuộc thi đặt tên cho tiểu hành tinh
>> Hành tinh tồn tại được giữa lõi Ngân hà?
>> Vesta là hành tinh sơ sinh
>> Sao “nướng” hành tinh con
Bình luận (0)